Nghiên cứu quá trình tái sinh chồi của Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum) trong nuôi cấy in vitro
Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum) là một loại cây thân thảo, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), có nguồn gốc dân gian từ Ấn độ, được trồng rộng rãi ở nước Đông Nam Á.
Ảnh: Internet
Ở Việt Nam, trước đây cây chủ yếu mọc hoang dại ở một số địa phương như Quảng Ninh, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái và Cửu Long... Đến nay, cây đã được trồng ở một số tỉnh Nam Hà, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Đắc Lắc, Vĩnh Phúc và một số tỉnh Đông Nam bộ... Theo y học cổ truyền, Hương nhu tía có tinh dầu với tỷ lệ 0,2 - 0,3% ở cây tươi và 0,5% ở cây khô; thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β- caryophyllen. Sử dụng chữa trị nhiều căn bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, nhức đầu, sốt, bệnh về da và viêm phổi. Chiết xuất từ cây này chứa các chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và hoạt tính chống sốt rét, chảy máu cam...và dùng làm mỹ phẩm (Đỗ Tất Lợi, 2004; Jurges et al., 2009; Adebolu et al., 2005; Gopi et al., 2006). Ở một số nước, Hương nhu tía đã được trồng và phát triển với quy mô thương mại phục vụ cho sản xuất đám ứng yêu cầu về dược liệu và mỹ phẩm cho loài cây này. Ở Ấn Độ, hương nhu là loài quan trọng và nằm trong số 178 loài cây cao cấp và là một trong số 36 loài cây ổn định hệ thống nông nghiệp ở địa phương của Ấn Độ (Ved and Goraya, 2008). Theo truyền thống, nhân giống bằng hạt tỷ lệ nảy mầm hạt giống thấp ≤ 10% (Gopi et al., 2006), cách tiếp cận này dẫn đến mức độ đa dạng hóa cao, các sản phẩm thảo dược không phù hợp với yêu cầu thương mại (Engels & Brinckmann, 2013; Tyub & Kamili, 2009) đã giảm hoạt tính và tạo ra sản phẩm kém chất lượng. Để nâng cao trong ngành công nghiệp sản phẩm chăm sóc sức khỏe tự nhiên, nhân giống trong ống nghiệmin vitro là một kỹ thuật hữu ích và nhân giống được chọn lọc có giá trị cao (Paek et al., 2005; Rout et al., 2000) giúp tuân thủ được các quy định và hướng dẫn, tiêu chuẩn chất lượng thực hành khai thác nông nghiệp sạch đối với sức khỏe ở Canada và Ấn Độ (Government of Canada, 2004; Ved & Goraya, 2008). Do đó, việc cung cấp Hương nhu tía chất lượng cao, sản xuất hàng loạt thông qua việc nhân giống trong ống nghiệm kết hợp với sản xuất nhà kính sẽ là một hệ thống lý tưởng.Ở Việt Nam, phát triển và khai thác nguồn giống dược liệu phục vụ cho sản xuất đang là vấn đề cấp bách. Trong đó, Hương nhu tía là một trong các loài cây nằm trong định hướng phát triển nguồn dược liệu quốc gia, nhưng hiện nay trồng Hương nhu tía còn tản mạn, phân tán rải rác nên chưa được quan tâm. Để đáp ứng như cầu của người dân vùng trồng dược liệu nói riêng và cả nước nói chung, nhóm tác giả Lương Thị Hoan, Hoàng Thị Như Nụ (Viện Dược liệu) và Nguyễn Đăng Minh Chánh (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) đã thực hiện nghiên cứu quá trình tái sinh chồi của Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum) trong nuôi cấy in vitro với mục tiêu là xác định quá trình tái sinh chồi của Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum) trong nuôi cấy in vitro nhằm tạo nguồn cây giống có giá trị đáp ứng nhu cầu sản xuất cây trồng trên quy mô thương mại.
Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu là đoạn chồi của Hương nhu tía được lấy từ cây giâm hom 6 tháng tuổi ở vườn cây thuốc, Trung tâm Nghiên cứu Trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu.
Mẫu chồi Hương nhu tía được khử trùng bằng dung dịch HgCl 2 0,1% trong thời gian 4 phút cho tỷ lệ tái sinh chồi tốt nhất. Nhân nhanh chồi tái sinh được tạo ra trên môi trường ½ MS có bổ sung 0,25 mg/l BA cho hệ số nhân chồi và khả năng phát triển chiều dài của chồi cao hơn so với ở nồng độ 0,5 mg/l, cao hơn môi trường MS cùng nồng độ.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 02/2018