Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản theo thể loại cho học sinh tiểu học bằng sơ đồ tư duy.
Tóm tắt văn bản là một trong những kỹ năng quan trọng trong đọc hiểu được chú trọng trong tất cảchương trình dạy đọc từcấp tiểu học ở các nước trên thếgiới nhưMỹ, Úc, Singapore, Hàn Quốc, ... Tại Việt Nam, kỹ năng tóm tắt được BộGiáo dục và Đào tạo đềcập đến khá cụthểvà tường minh trong Chương trình giáo dục phổthông môn Ngữvăn mới với yêu cầu học sinh biết dựa vào những hiểu biết về thể loại văn bản để đọc hiểu và tóm tắt được văn bản đó sau khi đọc xong. Bài viết này trình bày kết quả rèn luyện kỹnăng tóm tắt văn bản cho học sinh tiểu học theo từng thể loại bằng sơ đồ tư duy.
Sau 12 tuần rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản cho HS dựa vào đặc trưng thể loại bằng SĐTD, kết quả kỹ năng tóm tắt của HS được biểu hiện cụ thể như sau:
-Kỹ năng tóm tắt và nhận diện thể loại VB của HS lớp thực nghiệm tăng lên đáng kể, điều này thể hiện qua việc HS xác định được thể loại văn bản, bố cục của văn bản và biết cách dựa vào đặc trưng thể loại để tìm ý, khái quát hóa những nội dung chính bằng những cụm từ ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu để thể hiện lên sơ đồ. Ở những tiết dạy thực nghiệm ban đầu, nếu như HS không biết tóm ý của bài đọc, thường chép lại nguyên văn câu trong văn bản, thiếu ý hoặc lặp ý, trình bày dài dòng, không logic thì đến những tiết dạy trong giai đoạn sau của quá trình thực nghiệm, các em đã khắc phục được lỗi này. Hơn nữa, các em còn thể hiện sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân trong mỗi bài tóm tắt như kết hợp viết và vẽ, sử dụng các kí kiệu.... trong SĐTD.
- Ngoài kỹ năng tóm tắt được cải thiện đáng kể thì kỹ năng trình bày, diễn đạt của HS cũng có những tiến bộ hơn so với trước đó. Trước khi sử dụng SĐTD, HS phải nhìn bài tóm tắt của mình để đọc hoặc cầm sách đọc lại nguyên câu, lúng túng khi trình bày trước lớp nhưng đến giai đoạn sau, các em chỉ cần nhìn vào cụm từ khóa trong SĐTD thì HS có thể trình bày một cách mạch lạc. Bên cạnh kết quả đạt được như trên, trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi cũng gặp những khó khăn như: HS xác định được bố cục văn bản nhưng không biết văn bản đó thuộc thể loại nào, một số em tóm tắt được bằng sơ đồ nhưng khi trình bày lại đọc lại các thông tin trên sơ đồ, sự tập trung chú ý của HS dành cho hoạt động tóm tắt đôi khi chưa cao do thời gian dành cho tóm tắt thường khoảng 5 phút cuối tiết học. Với những khó khăn này, GV dạy thực nghiệm hướng dẫn lại cho HS, thay đổi hình thức cho HS tóm tắt như tóm tắt theo nhóm, vẽ tranh, dùng từ để miêu tả những nội dung chính của văn bản, ...
Dạy HS tóm tắt văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là một trong những cách rèn kỹ năng đọc hiểu từ góc độ thể loại giúp HS nắm vững và hiểu sâu hơn về văn bản. Việc dùng SĐTD để biểu thị tóm tắt nội dung văn bản như trên vừa rèn khả năng khái quát, tổng hợp vừa phát triển tư duy cho HS trong dạy đọc. Tuy nhiên, để hướng dẫn HS tóm tắt dựa vào đặc trưng thể loại thì bản thân GV cũng cần nắm vững kiến thức lí luận văn học về thể loại và đặc trưng thể loại để có thể kiểm soát và điều chỉnh bài tóm tắt của học sinh.
Bài nghiên cứu do nhóm tác giả Trịnh Thị Hương và Lữ Hùng Minh - Khoa sư phạm trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
TC Khoa học Trường Đại học Cần Thơ-Tập 55, số 3C (2019):65-71