SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Công nghệ mới phát hiện hóa chất độc hại có trong nước thải

[16/03/2020 10:48]

Một nhóm kỹ sư hóa học của Trường đại học McMaster do tiến sĩ Patrick Morkus dẫn đầu đã phát triển một công nghệ phát hiện ra các hợp chất độc hại có trong nước thải nhanh hơn tới 24 lần so với tiêu chuẩn công nghiệp.

Công nghệ này có thể cho biết nếu nước bị ô nhiễm từ các nhà máy, có an toàn để đưa vào nhà máy xử lý nước của đô thị hay không, nếu nó quá độc hại và cần được xử lý riêng trước đó.

Hiện tại, mất khoảng bốn giờ để kiểm tra một mẻ nước trước khi quyết định nơi cần đến. Với nghiên cứu này, thử nghiệm có thể được hoàn thành thành công chỉ sau 10 phút.

Một trong những vấn đề lớn nhất phải đối mặt là chúng ta không biết nước thải có chứa hợp chất hóa học gì từ các công ty khác nhau - mỗi lô nước thải có thể có tới 50 đến 100 hợp chất hóa học khác nhau.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, giải quyết nhu cầu cải thiện mạnh mẽ việc phát hiện các hóa chất độc hại có trong nước thải, làm cho môi trường sạch hơn.

Nỗ lực để giảm lượng hóa chất có trong nước để cải thiện môi trường sống của động vật hoang dã và môi trường sống của chúng ta, và điều này trở nên khó khăn hơn đối với các công ty để đáp ứng các tiêu chí trong Quy định xử lý nước thải (WSER). Nghiên cứu  đưa ra để dự đoán lô nước thải công nghiệp sẽ đi đâu để đảm bảo nó có thể được xử lý đúng cách và nhanh chóng.

Điều này sẽ cho phép các công ty đưa ra quyết định nhanh hơn về việc phải làm gì với nguồn nước bị ô nhiễm, tiết kiệm cả thời gian và tài nguyên trong thời gian ngắn và lâu dài.

Công nghệ này là một thử nghiệm trên bộ kit liên quan đến một quá trình gọi là nitrat hóa, trong đó amoniac có trong nước thải được chuyển thành nitrat bằng vi khuẩn.

Bộ kit này chứa nhiều loại vi khuẩn - một số loại vi khuẩn hỗ trợ quá trình nitrat hóa, và một số loại không nhưng thường được tìm thấy có trong nước thải, chẳng hạn như E. coli.

Ammonia là một hợp chất độc hại phá vỡ môi trường sống của động vật hoang dã và môi trường sống của chúng ta nếu nó xâm nhập vào cơ thể người, trong khi nitrat là một hợp chất ít độc hơn sẽ được chuyển đổi thành khí nitơ ở cơ sở xử lý nước thải của đô thị.

Các chất gây ô nhiễm như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu được sử dụng ở các cơ sở sản xuất thực phẩm, sẽ phá vỡ quá trình nitrat hóa vì nó giết chết vi khuẩn hỗ trợ quá trình này.

Bằng cách thử nghiệm các kết hợp khác nhau các hợp chất độc hại có trong nước và cách chúng ảnh hưởng đến vi khuẩn trong bộ sản phẩm, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bộ dữ liệu lớn về nước được gửi đến nhà máy xử lý nước của thành phố.

Bộ kit này hiện đang được cung cấp cho Công ty Aevitas để hoàn thành thử nghiệm và cải tiến công nghệ hơn nữa.

ctngoc

www.technology.org
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ