SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm của một số mẫu giống lúa cạn địa phương thu thập tại tỉnh Sơn La

[15/05/2020 14:58]

Nghiên cứu do các tác giả Vì Thị Xuân Thủy, tác giả Lò Thị Mai Thu – Trường Đại học Tây Bắc và tác giả Vũ Việt Dũng – Trường Cao đẳng Sơn La thực hiện.

Lúa (Oryza Sativa L.) là cây lương thực chính của hơn nửa số dân trên trái đất và là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Việt Nam là nước có nghề trồng lúa từ lâu đời và được coi là trung tâm đa dạng về cây lúa trồng. Năm 2018, diện tích trồng lúa của cả nước là hơn 7.700 nghìn ha, trong đó tỉnh Sơn La có 51 nghìn ha (Tổng cục Thống kê năm, 2017). Lúa không chỉ có ý nghĩa về mặt an ninh lương thực mà còn có ý nghĩa kinh tế với đa số nông dân, nhất là các dân tộc miền núi. Hạn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến an ninh lương thực thế giới, có thể làm giảm tới 70% năng suất cây trồng nói chung, trong khi lúa được xếp vào nhóm chịu hạn kém nhất

Cùng với lúa nước, lúa cạn ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân miền núi, tuy năng suất có thấp hơn nhưng khả năng chịu hạn tốt, thích nghi cao với điều kiện khí hậu khó khăn, đồng thời có chất lượng gạo tốt, cơm dẻo, thơm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có thể phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay do việc canh tác còn phân tán, tự phát, chưa có khoanh vùng và định hướng phát triển nên nhiều giống lúa cạn có chất lượng bị mất dần, diện tích trồng lúa cạn bị thu hẹp. Vì vậy, việc tuyển chọn các giống lúa cạn có chất lượng tốt, khả năng chịu hạn cao làm vật liệu ban đầu phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa có khả năng chịu hạn trở thành một vấn đề cấp thiết.

Sử dụng 5 giống lúa cạn địa phương thu thập tại tỉnh Sơn La, với đặc điểm hình thái và kích thước của các mẫu được trình bày ở bảng 1 và hình 1 theo phương pháp cho điểm của IRRI

Hình thái hạt của các mẫu giống lúa nghiên cứu

Với cây trồng nói chung, hạn có thể làm giảm tới 70% năng suất, trong khi cây lúa được xếp vào nhóm chịu hạn kém nhất nên ảnh hưởng của hạn càng trở nên nặng nề hơn. Bài báo trình bày kết quả đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm của 5 mẫu giống lúa cạn địa phương thu thập tại tỉnh Sơn La, làm cơ sở cho việc lựa chọn các giống lúa có khả năng chịu hạn tốt, phổ biến vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu giống SM2 có khả năng chịu hạn tốt nhất, tiếp đến là các mẫu giống YC, SM1, MS2 và thấp nhất là MS1.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ