SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa cạn trong điều kiện nhân tạo

[21/06/2020 11:20]

Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa cạn địa phương, nhập nội và một số giống lúa triển vọng trong điều kiện nhân tạo cho thấy các giống LCTQ-1, Tẻ mèo, LC93-1 có khả năng chịu hạn tốt nhất (điểm 1), tỷ lệ giảm năng suất từ 53,9% - 61,6% (giai đoạn trỗ - chín).

Ảnh: Internet

Lúa chịu hạn chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các cây lương thực trên thế giới. Tuy sản lượng không đáng kể trong tổng sản lượng lương thực của thế giới, song chúng lại đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc góp phần cung cấp lương thực tại chỗ cho những người dân sống tại nơi khó khăn về giao thông và các điều kiện tự nhiên khác. Tổng diện tích lúa cạn trên thế giới khoảng 20,4 triệu ha và phân bố không đều chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi (Dat T.V, 1986).Tại Việt Nam, cây lúa cạn rất có ưu thế trong việc sử dụng nước trời. Thực tế nhiều năm gieo trồng cho thấy qua các đợt hạn dài hầu hết các cây trồng khác đều thất thu hoặc suy giảm nghiêm trong về năng su ất nhưng cây lúa cạn vẫn có khả năng chịu hạn để đến khi có mưa lại tiếp tục sinh trưởng và phát triển, khả năng mất trắng ở lúa cạn ít xảy ra. Theo đó, nghiên cứu đánh giá nguồn gen các giống lúa cạn tại các vùng cao, vùng khô hạn được xem là công việc khởi đầu và cần tiến hành thường xuyên cho những chương trình chọn giống chịu hạn. Thành công của công tác chọn tạo giống phụ thuộc rấ t nhiều vào số lượng và chất lượng của vật liệu thu thập khởi đầu. Do đó, việc đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa cạn có khả năng chịu hạn trong điều kiện nhân tạo là công việc rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống lúa chịu hạn hiện nay. Nghiên cứu đã được nhóm tác giả của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện trong vụ Mùa 2018 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Gia Lộc - Hải Dương).

Nghiên cứu cho thấy:

- Giống LCTQ-1, Tẻ mèo có khả năng chịu hạn tốt nhất (điểm 1) so với các giống trong cùng điều kiện thí nghiệm, tỷ lệ giảm năng suất tương tự giống đối chứng (LC93-1) và biến động từ 53,9% - 61,6% (giai đoạn trỗ - chín).

- Giống CH16, CH207 có khả năng chịu hạn khá (điểm 3), tỷ lệ giảm năng suất tương tự giống đối chứng (CH5) và biến động từ 62,9% - 70,7% (giai đoạn trỗ - chín).

- Giống lúa Huyết rồng-QT không có khả năng chịu hạn thông qua các chỉ số: cường độ thoát hơi nước (1,32 g/dm2/h); khả năng chịu hạn (điểm 7) và tỷ lệ giảm năng suất lớn nhất với 89,3% (giai đoạn trỗ - chín) so với các giống trong cùng điều kiện thí nghiệm.

ltnhuong

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 03/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ