Kết quả sản xuất thử giống mía KK3 tại vùng Tây Nam bộ
Tây Nam bộ là một trong những vùng mía trọng điểm của cả nước, có tiềm năng phát triển rất lớn, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi khá hoàn thiện, phần lớn diện tích đất chủ động nước tưới.
Ảnh: Internet
Vụ mía 2014/2015, diện tích mía của vùng là 56.200 ha, chiếm khoảng 20% diện tích của cả nước và tập trung tại các tỉnh như Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh. Đây là vùng mía có năng suất cao nhất nước, đạt 85,7 tấn/ha,so với bình quâncả nước chỉ đạt 65,3 tấn/ha(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015). Trong những năm gần đây, do bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn,... nên diện tích mía của vùng ngày càng bị thu hẹp, vụ mía 2017/2018 chỉ còn 40.082 ha, giảm gần 19.000 ha so với vụ 2013/2014 và 16.118 ha so với vụ 2014/2015 và tỷ lệ tiêu hao khá lớn 11,11 mía/đường, do vậy hiệu quả của sản xuất và chế biến không cao (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014, 2015, 2018). Giống mía KK3 là giống mía tốt, được nông dân trồng mía và các doanh nhiệp chế biến đường chú trọng phát triển, là giống có nhiều ưu điểm vượt trội, có năng suất cao, chất lượng tốt, lưu gốc tốt, không trỗ cờ, ít đổ ngã, cây chắc và rất nặng cây và có khả năng thích ứng rộng (Viện Nghiên cứu Mía đường, 2016; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017). Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mía và chế biến đường, giống mía KK3 được Viện Nghiên cứu Mía Đường tiến hành sản xuất thử tại các tỉnh Tây Nam bộ. Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thị Thường, Võ Mạnh Hùng, Nguyễn Cương Quyết và Lê Quang Tuyền thực hiện.
Mô hình được thực hiện từtháng 1/2017 đến tháng 12/2018 với tổng diện tích 323,9 ha tại các địa điểm sau:
- Huyện Bến Lức, tỉnh Long An, quy mô 135,2 ha.
- Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, quy mô 30,0 ha.
- TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, quy mô 20,6 ha.
- Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, quy mô 45,5 ha.
- Huyện Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, quy mô 92,6 ha
Kết quả sản xuất thử cho thấy giống KK3 thích nghi tốt với vùng Tây Nam bộ. Mọc mầm tốt, đẻ nhánh khá mạnh, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của vùng tốt. Chống chịu với sâu đục thân khá tốt, không bị nhiễm các bệnh hại chính như bệnh than, chồi cỏ. Có năng suất cao, năng suất thực thu đạt từ 120,50 tấn/ha đến 143,35 tấn/ha, vượt giống đối chứng K84-200 trên 20%. Chữ đường từ 11,16 CCS đến 12,35 CCS. Năng suất quy 10 CCS đạt từ 150 tấn/ha/vụ đến 162 tấn/ha/vụ, vượt đối chứng 26,64% đến 38,85%. Nhược điểm của giống KK3, mọc mầm chậm, nên chú ý ngâm hom trong nước và ủ trước khi trồng để mía mọc nhanh và tốt hơn.
ltnhuong
Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Nông nghiểp Viểt Nam - Số 4/2019