Nghiên cứu chất lượng, chế độ bảo quản của gại lúa mùa nổi màu đỏ và màu sáng và ủng dụng trong chế biến bánh cookies
Lúa mùa nổi từng là một nông sản phổ biến và quen thuộc với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Gạo lúa mùa nổi được cho là một trong những đặc sản của khu vực.
Ảnh minh họa: Internet
Lúa mùa nổi (Oryza sativa L.) ở khu vực sông Mekong Việt Nam - thuộc loài Oryza satival và Oryzaprosative - có khả năng phát triển trong điều kiện đất phèn và nước ngập từ 1,5 - 3 m. Màu đỏ và cấu trúc khô cứng là điểm đặc trưng của hạt gạo lúa mùa nổi. Đây là loài phát triển hoang dã trong điều kiện ngập nước tự nhiên, lúa mùa nổi có tiềm năng sử dụng như là một dạng sản phẩm thực phẩm chức năng và không chứa chất hóa học.
Nhằm đánh giá chất lượng dinh dưỡng, khả năng bảo quản và đa dạng hóa sản phẩm của gạo lúa mùa nổi được trồng tại tỉnh An Giang. Hồ Thanh Bình và Lê Thế Phương đã thực hiện phân tích chất lượng gạo lúa mùa nổi màu đỏ và màu sáng và dùng các nguyên liệu này vào chế biến bánh cookies.
Kết quả cho thấy gạo lúa mùa nổi màu đỏ và màu sáng có thể là các giống lúa mùa nổi khác nhau. Hàm lượng đạm tổng, tro và anthocyanin có trong gạo đỏ nhiều hơn gạo sáng. Gạo được bảo quản trong bao bì hút chân không có sự thay đổi anthocyanin và flavonoid chậm hơn bảo quản trong bao bì không hút chân không. Bước đầu thành công trong việc thử nghiệm bổ sung gạo lúa mùa nổi vào chế biến bánh cookies. Sản phẩm đạt giá trị cảm quan khá cao và hàm lượng anthocyanin còn lại trong bánh là 2,86 mg/kg.
nhnhanh
Tạp chí Nông nghiệp & PTNT Số 12/2020