Tối ưu hóa quá trình biến tính hợp chất chức năng puerarin trong sắn dây bằng enzyme maltogenic amylase
Sắn dây là một loại nông sản được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc của Việt Nam như Hải Dương, Phú Thọ, Thái Nguyên... Trong đó sắn dây được trồng nhiều nhất ở Hải Dương với diện tích trồng khoảng 500 ha, sản lượng 12500 tấn/năm.
Ảnh minh họa: Internet
Hợp chất puerarin là một isoflavone có trong củ sắn dây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, puerarin tự nhiên trong sắn dây có độ tan trong nước thấp nên làm giảm tác dụng của tinh bột sắn dây. Để tăng độ tan của hợp chất này, nhóm tác giả Trần Quốc Bình, Phạm Thị Minh Hoàng, Lý Nghuyễn Bình và Lê Quang Trí đã sử dụng enzyme Bacillus stearothermophilus maltogenic amylase (BSMA) để biến tinh và tạo các dẫn xuất của puerarin tan tốt trong nước.
Quá trình biến tính hợp chất puerarin được thực hiện qua 2 bước dưới tác dụng lần lượt của enzyme b-amylase và BSMA kết hợp sử dụng phương pháp tối ưu hóa theo mô hình Box-Behnken để xác định các điều kiện tối ưu của quá trình biến tính.
Kết quả cho thấy, ở bước 1, bột sắn dây được thủy phân bằng enzyme b-amylase tốt nhất ở điều kiện được tối ưu: nhiệt độ 54,34°C, thời gian 4,24 giờ, nồng độ b-amylase 41,46 U/g bột, hàm lượng đường khử thu được là 161,07±2,96 mg/g. Ở bước 2, điều kiện thủy phân tối ưu là 57,47°C; 4,05 giờ; BSMA 15,45 U/g bột. Dưới các điều kiện tối ưu này, hàm lượng puerarin tổng hợp khi phân tích bằng sắc ký lông cao áp là 7,5085±0,02 mg/g.
nhnhanh
Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Số 12/2020