SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu môi trường thích hợp nhân nuôi nấm Cordyceps militaris trên vật chủ

[28/09/2021 15:02]

Nấm đông trùng ha thảo, Cordyceps militaris là môt loài nấm ky sinh trên côn trùng co giá trị dươc liệu quy và thương mai rất cao nên bị khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm ngoài tự nhiên. Nhân nuôi nấm C. militaris trên vật chủ trong điều kiện bán nhân tao đã đươc nghiên cứu thành công.

Ảnh: Internet

Cordyceps militaris được gọi là nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT), là một loài nấm ký sinh trên côn trùng có giá trị dược liệu quý tương tự như Cordyceps sinensis và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền trong nhiều năm qua (Bhushan et al., 2012). Đến năm 2006, hơn 400 loài nấm ĐTHT thuộc chi Cordyceps được phát hiện nhưng chỉ có 2 loài được nghiên cứu nhiều nhất là C. sinensis và C. militaris do có giá trị dược liệu cao. Ngoài tự nhiên, nấm ĐTHT thường được tìm thấy vào mùa hè, loài nấm C. sinensis phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao thuộc dãy núi Hymalaya có độ cao trên 4.000 m so với mực nước biển như vùng Tây Tạng (Trung Quốc) (Wang, 1995; Sung, 1996; Li et al., 2006). Loài nấm C. sinensis đến nay vẫn chưa nhân nuôi quả thể thành công trong môi trường nhân tạo (Đỗ Tuấn Bách và ctv., 2017). Loài nấm C. militaris có hàm lượng các hoạt chất có hoạt tính và sinh học tương đương, thậm chí còn cao hơn của loài nấm C. sinensis và dễ dàng nuôi trồng trên môi trường nhân tạo (Li et al., 1995; Dong et al., 2012; Trần Thanh Thy, 2019). Gần đây, bộ gen hoàn chỉnh của nấm C. militaris cung được giải trình tự làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu sâu hơn về loài nấm này và nghiên cứu thành công cơ chất rắn được bổ sung SBG (spent brewery grain) đã làm tăng hàm lượng dược liệu trong quả thể của nấm này (Zheng et al., 2011; Trần Thanh Thy, 2019). Ngu cốc đã qua sử dụng (SBG) là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất bia, SBG vẫn còn lớp vỏ bên ngoài của hạt lúa mạch ban đầu sau khi chiết xuất lúa mạch bằng nước nóng ở nhiệt độ 65-70°C (Mussatto et al., 2006). Trong nấm C. militaris chứa một số dược liệu quan trọng như cordycepin, ergosterol, cordycepic acid, adenosine, polysaccharide, superoxide dismutase (SOD) và một số thành phần dinh dưỡng khác. Các polysaccharide của C. militaris cho thấy các hoạt tính chống tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư gan (Yang et al., 2014), các chất chiết xuất từ quả thể có hoạt tính như chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng thể dòng tế bào ung thư (Raoa et al., 2010, Reis et al., 2013, Yang et al., 2014), kháng viêm (Won and Park, 2005; Raoa et al., 2010), chống xơ hóa (Nan et al., 2001), chống quá trình tạo mạch máu ở tế bào ung thư (Yoo et al., 2004) và tiết insulin (Choi et al., 2004). Loài nấm này được nuôi trồng để sản xuất cordycepin (3'deoxyadenosine), một chất tương tự như nucleoside chống ưng thư, ức chế tăng sinh, chống di căn, diệt sâu và kháng khuẩn (Song et al., 1998). Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi nấm C. militaris trên cơ chất, rất ít nghiên cứu nuôi nấm này trên vật chủ trong điều kiện bán nhân tạo. Gần đây sâu chít, đuông dừa và nhộng tằm đã trở thành đặc sản và có mặt ở nhiều thành phố lớn ở Việt Nam. Song song với việc sử dụng các loại côn trùng như trên làm thực phẩm thì nhiều hộ kinh doanh trong khu vực còn có nghề nuôi côn trùng (Phạm Quỳnh Mai và ctv., 2015). Với khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh của nấm C. militaris thì nhộng sâu chít, nhộng đuông dừa và nhộng tằm sẽ là nguồn giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của nấm C. militaris. Do giá trị dược liệu, giá trị kinh tế cao và tı́nh khả thi của việc nuôi nấm C. militaris ở quy mô công nghiệp, việc phát triển các nghiên cứu về nuôi trồng nấm C. militaris trên vật chủ nhằm tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất để đem lại lợi ı́ch kinh tế cho địa phương là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu môi trường thích hợp được bổ sung SBG nhằm làm tăng hàm lượng dược liệu trong quả thể của chủng nấm C. militaris nhân nuôi trên vật chủ trong điều kiện bán nhân tạo.

Nghiên cứu do hai tác giả Trần Thanh Thy và Lê Văn Vàng của Khoa Kiến trúc – Xây dựng và Môi trường, Trường Đai học Nam Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp, Trường Đai học Cần Thơ thực hiện

Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi cấy hệ sơi nấm C. militaris trên môi trương SDAY2 sau 5 ngày cho hệ sơi nấm ăn kin bề mặt môi trương, hệ sơi nấm rất mịn, bông và bò sát bề mặt môi trương. Môi trương lỏng CT1 cho mật đô bào tử nấm đat tối ưu sau 11 ngày nhân nuôi; bằng kỹ thuật tiêm 2 mL dịch lỏng nấm vào đỉnh đâu giai đoan nhông của Brihaspa astrostigmella, Rhynchophorus ferrugineus và Bombyx mori đều đat hiệu quả cao, hệ sơi nấm phát triển nhanh và hình thành quả thể, tỷ lệ nhiễm nấm C. militaris và năng suất trên Bombyx mori đat cao nhất (> 95%; chiều dài quả thể 7,05 cm, đương kinh 2,31 mm và khối lương 0,32 g/quả thể), hàm lương dươc liệu cordycepin và adenosine trong quả thể sấy khô đat 5,25 mg/g và 0,71 mg/g, 6,1 mg/g và 0,52 mg/g, 5,34 mg/g và 0,58 mg/g tương ứng cho Brihaspa astrostigmella, Rhynchophorus ferrugineus và Bombyx mori. Kỹ thuật này co thể ứng dụng để sản xuất nấm C. militaris trên vật chủ để đáp ứng nhu câu thị trương về sản phẩm đông trùng ha thảo hiện nay.

ntdien

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 56, Số 5B (2020): 125-134
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ