SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Chu kỳ sinh sản của điệp (giống Chlamys, họ Pectinidae) phân bố tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

[28/09/2021 17:24]

Mẫu các cá thể điệp thuộc ho Pectinidae được thu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tai đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang nhằm nghiên cứu một số đặc điểm sinh hoc sinh sản, đặc biệt là chu kỳ sinh sản.

Ảnh: Internet

Các loài thuộc họ điệp (Pectinidae) thuộc lớp động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, sản phẩm thu được chủ yếu là phần cơ khép vỏ (cơ cồi). Loài này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sản lượng động vật thân mềm được khai thác và xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, tuy nhiên, từ hơn 20 năm trước sản lượng điệp khai thác đã được dự báo là không ổn định và ngày càng giảm dần (Nguyễn Thị Xuân Thu, 1998). Sản lượng của điệp nói chung ngoài tự nhiên đang ngày càng giảm dần do sự khai thác quá mức như kích thước khai thác quá nhỏ chiếm tỷ lệ lớn (chiều dài vỏ 40 - 70 mm) cùng với hoạt động khai thác trong mùa sinh sản. Nếu sản lượng khai thác điệp từ năm 1977 đến 1998 trung bình là 17.000 tấn thì đến những năm gần đây, sản lượng trung bình chỉ đạt khoảng gần 9.000 tấn (Chi cục Thủy sản Bình Thuận, 2016). Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về điệp, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào đặc điểm phân bố, khả năng thu giống và chu kỳ sinh sản (Brand et al., 1980; Barber et al., 1988; Nguyễn Thị Xuân Thu, 1998; Roman et al., 2002; Thompson et al., 2014). Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống và ương ấu trùng điệp quạt và điệp seo tại khu vực miền Trung của Việt Nam (Nguyễn Trọng Nho và Ngô Anh Tuấn, 2001; Tôn Nữ Mỹ Nga và Phùng Bảy, 2017; Phan Thị Thương Huyền và ctv., 2018), tuy nhiên nghiên cứu về chu kỳ sinh sản chưa được thực hiện ở khu vực bờ biển Tây Nam của Việt Nam, nơi có đặc điểm môi trường thuận lợi cho sự phân bố của các loài điệp thuộc giống Chlamys. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản và mùa vụ sinh sản của điệp tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang, kết quả của nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc quản lý nguồn lợi, bảo tồn đa dạng sinh học và cho sản xuất giống nhân tạo, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Nghiên cứu do nhóm tác giả Ngô Thị Thu Thảo, Lý Văn Khánh, Cao Mỹ Án, Lê Quang Nhã, Trần Ngọc Hải và Trần Đắc Định thuộc Bộ môn Hải sản, Khoa Thủy sản, Trường Đai học Cần Thơ thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tai đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua tổng số 330 mẫu điệp đã thu cho thấy tỷ lệ cá thể đực chiếm ưu thế (75,5%) so với cá thể cái (24,5%). Tỷ lệ giới tính mất cân đối có thể ảnh hưởng đến khả năng bổ sung quần thể của loài hai mảnh vỏ này tại địa điểm nghiên cứu.

Chỉ số tuyến sinh dục (GSI) của các cá thể điệp đực đat cao từ tháng 9 đến 11 và từ tháng 1 đến tháng 3, trong đó chỉ số GSI đat cao nhất vào tháng 11 (8,29±2,51 %) và tháng 1 (8,91±2,69 %). Các cá thể điệp cái có chỉ số GSI cao từ tháng 9 đến tháng 11, tháng 1-2 và tháng 6, trong đó chỉ số GSI cao nhất vào tháng 1/2018 (12,48 ± 4,05 %) và tháng 11 (9,59 ± 4,22 %). Chỉ số GSI và thể tich trứng của điệp cái có tương quan mật thiết với nhau, trong đó các tháng có chỉ số GSI cao và thể tich trứng lớn tương ứng đó là tháng 1, 6, 9 và tháng 11. Như vậy có thể nhận định hoat động sinh sản của quân thể điệp tai vùng biển đảo Nam Du diễn ra quanh năm, tuy nhiên thơi điểm sinh sản tập trung nhất là tháng 1, 6 và tháng 11.

ntdien

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 56, Số 5B (2020): 160-166
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ