Nghiên cứu tình hình gây bệnh ở bệnh nhân có bệnh ở ống tai ngoài tại bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ năm 2015-2016
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thị Cẩm Ly, Giang Cẩm Nhung - Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, nghiên cứu nhằm mô tả lâm sàng trên bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở ống tai ngoài; Xác định tỉ lệ nhiễm vi nấm; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi nấm trên bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2015 - 2016.
Ảnh minh họa
Nhiễm vi nấm là một trong những bệnh khá phổ biến trên thế giới. Vi nấm tồn tại ở khắp mọi nơi: môi trường đất, nước, không khí, ở thực vật, động vật và trên cả cơ thể người. Khi gặp điều
kiện thuận lợi như nóng ẩm, sang chấn, sức đề kháng suy giảm… vi nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Bệnh do vi nấm gây ra gặp nhiều ở các nước nhiệt đới Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và dễ dàng gây bệnh ở người. Vi nấm gây nhiều bệnh cho người, động vật và thực vật, đặc biệt là ở người, vi nấm gây các bệnh ở da, niêm mạc và nội tạng, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Nghiên cứu mô tả tiền cứu cắt ngang trên 191 bệnh nhân có bệnh tại ống tai ngoài đến khám tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ từ tháng 08/2015 đến tháng 04/2016. Các bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và lấy mẫu gáy tai làm
xét nghiệm soi tươi tìm vi nấm gây bệnh.
Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở ống tai ngoài: ngứa tai 51,3%, đau tai 66%, chảy dịch tai 19,8%, ù tai 58,1%, nghe kém 17,8%, bong vẩy tai 13,6% ;2. Tỉ lệ nhiễm vi nấm trên bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở ống tai ngoài là 38,2%. Trong đó, nấm men 86,3%, Candida sp (nấm men và sợi tơ nấm giả) 5,5%, nấm sợi 5,5%, nấm sợi và nấm hạt men 2,7%.3. Có 3 yếu tố liên quan là lấy ráy tai hay ngoáy tay bằng vật cứng; thứ hai, sử dụng kháng sinh kéo dài; thứ ba là sử dụng corticoid kéo dài.
Tỉ lệ mắc bệnh nấm tai khá cao 38,2% trên những bệnh nhân có những triệu chứng như: đau tai, ngứa tai, ù tai. Bệnh nấm tai liên quan đến các yếu tố như: lấy ráy tai hay ngoáy tai bằng vật cứng, sử dụng kháng sinh hay corticoid kéo dài.
ltnanh
Tạp chí chí y dược học Cần Thơ, số 13-14/2018