SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khả năng phân hủy rơm rạ của các chủng xạ khuẩn thu thập ở đồng bằng sông Cửu Long

[24/10/2021 19:53]

Nghiên cứu do các tác giả Hồ Chí Thật, Phạm Mai Hoàng Duy và Lê Minh Tường thực hiện.

Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng phân hủy rơm rạ. Khả năng phân giải cellulose của 22 chủng xạ khuẩn được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại.

 

Hình minh họa (Internet)

Kết quả cho thấy 7 chủng xạ khuẩn BT-VL5.4, PLBL16, TĐ-ST8, BT-VL3, CL2-ĐT34, LM-HG6 và LV-ĐT26 có khả năng phân giải cellulose cao thể hiện qua bán kính vòng phân giải lớn hơn 20,00 mm và kéo dài đến thời điểm 9 ngày sau khi cấy. Khả năng tiết enzyme cellulase của 7 chủng xạ khuẩn trên được thực hiện với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 3 chủng BT-VL5.4, PL-BL16 và LM-HG6 có khả năng tiết enzyme cellulase cao với hàm lượng enzyme tiết ra lần lượt là 0,117 IU/ml; 0,098 IU/ml và 0,087 IU/ml ở thời điểm 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phân hủy rơm rạ của 3 chủng xạ khuẩn (BT-VL5.4, PL-BL16 và LM-HG6) cũng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng BT-VL5.4 và PL-BL16 có khả năng phân hủy rơm rạ cao với khối lượng rơm rạ mất đi lần lượt là 0,841 g và 0,728 g và khối lượng tro còn lại sau khi xử lý nhiệt thấp lần lượt là 0,265 g và 0,288 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

nttvy

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 24/2020
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ