Nghiên cứu xây dựng danh mục các tiêu chí đánh giá khu công nghiệp cacbon thấp ở khu công nghiệp Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Nghiên cứu do Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc Gia TP. HCM, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng môi trường Hoa Lư và Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM thực hiện.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc phát triển kinh tế và xây dựng các khu công nghiệp cần phải gắn liền vớ́i (KCN) tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cacbon. Xuất phát từ tình hình trên, các KCN cần được đánh giá để phân loại KCN cacbon thấp để có hướng quản lý, điều chỉnh phù hợp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, cần có tiêu chí hướng dẫn quy hoạch, xây dựng các KCN mới nhằm đáp ứng theo yêu cầu khu công nghiệp cacbon thấp. Do đó, việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá khu công nghiệp cacbon thấp cho KCN Trảng Bàng nói chung và các KCN khác nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của carbon thấp ở các KCN.
Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh được thành lập theo Quyế́t định số 100/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Trảng Bàng nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. KCN Trảng Bàng nằm giáp ranh với huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và nằm dọc theo Quốc lộ Xuyên Á, hệ thống giao thông thuận tiện. KCN Trảng Bàng có tổ̉ng diện tích là 190,76 ha vớ́i tỉ lệ lấp đầy là 100%.
Sơ đồ KCN Trảng Bàng, Tây Ninh
Để xây dựng danh mục các tiêu chí, nhóm tác giả đã thực hiện nội dung nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá các tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp: Danh mục các chỉ tiêu đánh giá các tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp được đưa ra thông qua việc phân tích tổng hợp các yêu cầu đối vớ́i KCN thấp của các cơ quan nhà nước và các công trình nghiên cứu. AHP được áp dụng để xác định trọng số của các chỉ tiêu trên.
Bước 2: Lựa chọn và sàng lọc sơ bộ các tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp: Các tiêu chí sơ bộ được lựa chọn dựa vào các nghiên cứu trong nước và thế giớ́i về KCN cacbon thấp cũng như các chính sách của Việt Nam về phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau đó các tiêu chí được sàng lọc để đưa ra danh mục các tiêu chí sơ bộ.
Bước 3: Sàng lọc thứ cấp, xây dựng danh mục các tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp: Từ các tiêu chí sơ bộ ở bước 2, dựa vào ý kiến đánh giá của các chuyên gia, tiến hành sàng lọc thứ cấp và đưa ra danh mục các tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp.
Nhóm tác giả đã xác định được 7 chỉ tiêu để đánh giá các tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp với các trọng số khác nhau thông qua ý kiến chuyên gia và AHP. Với 43 tiêu chí sơ cấp đánh giá KCN cacbon thấp ban đầu được nhóm nghiên cứu đưa ra. Thông qua đánh giá bằng bộ chỉ tiêu đánh giá, kết quả sàng lọc còn 30 tiêu chí phù hợp. Trong đó các tiêu chí có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến việc phát thải cacbon cũng như khả năng giảm thiểu được giữ lại. Hệ thống các tiêu chí này phản ánh khái niệm về KCN cacbon thấp phù hợp vớ́i điều kiện, chính sách ở Việt Nam.
Thông qua đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả kiến nghị nghiên cứu bổ sung đánh giá trọng số của các tiêu chí đã sàng lọc để từ đó đưa ra Bộ tiêu chí cụ thể có thể áp dụng cho KCN Trảng Bàng nói riêng và cho các KCN khác ở Việt Nam nói chung.
Tạp chí Khoa học Biến Đổi Khí Hậu, số 20, 2021