SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen egfr: nhân một trường hợp lâm sang và tổng quan ung thư phổi

[22/06/2022 09:11]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Huỳnh Minh Đông, Lê Thanh Vũ, Phạm Hoàng Minh Quân,Lê Hoàng Phúc, Lâm Vĩnh Hảo, Dương Lê Tấn Trường nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen egfr: nhân một trường hợp lâm sang và tổng quan ung thư phổi.

Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây điều trị ung thư phổi có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều đích phân tử được phát hiện như EGFR, ROS1, KRAS, ALK, PD-L1… giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong đó các chất ức chế hoạt chất tyrosine kinase (TKIs) của thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR) được nghiên cứu nhiều và áp dụng rộng rãi ở bệnh nhân UTP trên thế giới và trong nước. Những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) mang đột biến EGFR này thường có đáp ứng tốt với thuốc điều trị đích. Trong các thử nghiệm lâm sàng việc sử dụng thuốc nhắm trúng đích cho kết quả thời gian sống thêm không tiến triển cao hơn so với hóa trị. Bên cạnh đó, độ an toàn của thuốc cũng được chứng minh, khắc phục được hạn chế như thiếu tính chọn lọc đặc hiệu từng cá thể và nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến liệu trình và hiệu quả điều trị của hóa chất. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 65 tuổi chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến phổi phải di căn não, màng phổi có đột biến L858R của gen EGFR. Bệnh được điều trị với Gefitinib và xạ phẫu não bằng dao gamma. Hiện tại bệnh nhân đáp ứng một phần sau 14 tháng điều trị và tiếp tục theo dõi đáp ứng điều trị. 

Lựa chọn điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn phụ thuộc vào: Loại mô học, đột biến EGFR, thể trạng và kinh tế... Gefitinib là một trong các thuốc điều trị đích có hiệu quả trong điều trị bước 1 ở những bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô tuyến có đột biến gen EGFR, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian với độc tính thấp và chấp nhận được.

 

Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 44/2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ