Phát triển thương hiệu gạo An Giang nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
Nhằm khẳng định thương hiệu gạo An Giang ở thị trường trong nước, UBND tỉnh An Giang đề ra mục tiêu sản lượng xuất khẩu đạt từ 45.000 - 50.000 tấn nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
Khẳng định thương hiệu gạo An Giang nhờ đảm bảo hệ thống các tiêu chuẩn
Trong bối cảnh chung, xuất khẩu gạo chịu sự chi phối bởi động thái của nhiều quốc gia, nhiều chính sách kiểm soát nhập khẩu, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước viễn cảnh trên, ngành hàng xuất khẩu gạo An Giang muốn duy trì, phát triển thì phải canh tác, sản xuất, chế biến và cung ứng ra thị trường những sản phẩm gạo an toàn, chất lượng, có thương hiệu.
Được biết, An Giang là một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn đứng thứ hai của cả nước (chỉ sau tỉnh Kiên Giang) hằng năm đạt gần 4 triệu tấn, xuất khẩu hằng năm đạt từ 500.000 – 550.000 tấn gạo, mang về nguồn ngoại tệ đạt trên 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và trở thành một trong bốn ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Tỉnh hiện có 23 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Các công ty cũng từng bước hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất và kỹ thuật công nghệ để đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng năng lực của 23 doanh nghiệp trong tỉnh có sức chứa đạt 522.800 tấn lúa và 551.594 tấn gạo. Công suất xay xát đạt 628 tấn thóc/giờ và công suất xát trắng đạt 776 tấn gạo/giờ và có tổng cộng 42 nhà máy, kho chứa trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, An Giang còn có 16 doanh nghiệp ngoài tỉnh với tổng năng lực của sức chứa đạt 138.125 tấn lúa và 198.024 tấn gạo. Về công suất xay xát đạt 261 tấn lúa/giờ và công suất xát trắng đạt 342 tấn gạo/giờ và có tổng cộng 20 nhà máy, kho chứa trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên đối với thương hiệu gạo An Giang, việc hệ thống hóa cũng như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm gạo chế biến là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nhằm khắc phục khó khăn đó, tỉnh An Giang đề ra mục tiêu xây dựng một quy trình chế biến gạo đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước lẫn quốc tế (từ nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, hệ thống máy móc, trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng đến tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì đóng gói.
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn An Giang đều đáp ứng tốt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến của các doanh nghiệp đều được đầu tư khá đồng bộ, bao gồm thiết bị của các công đoạn chế biến như: thiết bị sấy, máy bóc vỏ, máy lau bóng, máy tách màu, sàn tách đá, máy dò kim loại, cân điện tử, hệ thống kho bảo quản… Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng như: HACCP, ISO 9001:2015, ISO 22000:2005, BRC, GMP.
Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp. Nó dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy tại các điểm trọng yếu. HACCP là viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Points” tiếng Việt nghĩa là “Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”
Tiêu chuẩn HACCP là một hệ thống giúp xác định mối nguy, đánh giá v các mối nguy đó , từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, các điểm kiểm soát quan trọng và xây dựng một hệ thống giám sát an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn HACCP là một trong những công cụ cơ bản trong việc áp dụng chứng nhận ISO 22000 tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, giúp hoạch định tạo thực phẩm an toàn cho người sử dụng.
HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, do đó HACCP có thể áp dụng với tất cả từ các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, hay trong phân phối và bán sản phẩm cho đến các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như các sản phẩm mới.
Bảo Linh