Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Gia Lai” cho sản phẩm cà phê
Ngày 10 tháng 11 năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 5372/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00125 "Gia Lai" cho sản phẩm cà phê. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Vùng trồng cà phê Gia Lai được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20 nhờ các điều kiện lý tưởng cho cây cà phê phát triển như độ cao, khí hậu, đất đai… Danh tiếng của cà phê phố núi Gia Lai ngày càng được khẳng định nhờ hương vị tự nhiên đặc trưng lan tỏa, lôi cuốn người thưởng thức.
Hình 1. Cà phê nhân Gia Lai
Hình 2. Cà phê hạt rang Gia Lai
Hình 3. Cà phê bột Gia Lai
Sản phẩm cà phê Gia Lai tương đối đa dạng, bao gồm cả cà phê nhân và các dạng sản phẩm chế biến như cà phê hạt rang và cà phê bột.
Sản phẩm cà phê Gia Lai tương đối đa dạng, bao gồm cả cà phê nhân và các dạng sản phẩm chế biến như cà phê hạt rang và cà phê bột.
Cà phê nhân Gia Lai có hạt đồng đều, mùi thơm thoảng nhẹ, lưu hương lâu (giống mùi đậu phộng tươi), vị ngậy, hơi béo, không đắng, ngọt có hậu; Chiều dài hạt (mm): 8,05 - 9,41; Chiều rộng hạt (mm): 5,77 - 6,62; Tỷ lệ hạt khuyết tật (%): 1,28 - 1,89; Độ ẩm (%): 5,57 - 11,94; Hàm lượng cafein (%): 1,98 - 2,60.
Cà phê hạt rang Gia Lai có màu nâu tươi bóng ướt, mùi thơm lừng, lan toả mạnh, lưu hương lâu; Chiều dài hạt (mm): 9,87 - 11,85; Chiều rộng hạt (mm): 6,84 - 7,82; Tỷ lệ hạt khuyết tật (%): 2,50 - 5,00; Độ ẩm (%): 0,95 - 2,10; Hàm lượng cafein (%): 2,00 - 2,56; Hàm lượng protein thô (%): 8,45 - 10,15.
Cà phê bột Gia Lai có trạng thái bột mịn, tơi xốp, màu nâu đỏ, màu nước chiết nâu cánh gián đậm, mùi thơm lừng lan toả mạnh, lưu hương lâu, vị đắng đậm đà, hơi chát, hậu vị ngọt lâu nơi cổ họng; Độ ẩm (%): 0,87 - 2,23; Hàm lượng cafein (%): 2,02 - 2,57; Hàm lượng protein thô (%): 8,46 - 10,15.
Khu vực địa lý có các điều kiện tự nhiên độc đáo chính là yếu tố tạo nên các tính chất, chất lượng đặc biệt của sản phẩm cà phê Gia Lai. Độ dày tầng đất vùng cà phê Gia Lai lớn hơn 70 cm, quyết định đến việc tái tạo bề mặt địa hình bằng phẳng với độ dốc thấp từ 0-8O, đóng vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, là điều kiện tốt để phát triển bộ rễ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng trong đất để nuôi cây, tạo ra hạt cà phê nhân có trạng thái hạt đồng đều, không khuyết tật. Thành phần cấp hạt Sét trong đất chiếm tỉ lệ lớn (42,55 - 61,57%) và dung tích hấp thu CEC trong đất có giá trị ở mức trung bình (11,83-14,03 lđl/100g đất) là những yếu tố ảnh hưởng đến độ ẩm của hạt cà phê Gia Lai. Ngoài ra, CEC trong đất có giá trị ở mức trung bình (11,83-14,03 lđl/100g) còn ảnh hưởng đến hàm lượng cafein trong hạt cà phê. Hàm lượng tổng số của các nguyên tố đa lượng: Đạm (0,18-0,23%), Lân (0,15-0,24%), Kali (0,03-0,15%) trong đất đều ở mức khá, đây là những nguyên tố quyết định đến hàm lượng protein thô của cà phê.
Khu vực địa lý có điều kiện khí hậu lý tưởng cho cây cà phê phát triển với chế độ nhiệt ổn định, không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 26OC và nhỏ hơn 20OC, không có gió mùa đông Bắc, không có hiện tượng sương muối xảy ra thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng ra hoa kết trái. Từ tháng 4 đến tháng 9 khi cà phê Gia Lai bước vào giai đoạn hình thành quả và tích luỹ chất khô, gluxit và tinh dầu, nhiệt độ giao động từ 22,3-24,8OC, biên độ nhiệt ngày và đêm từ 5-10OC. Ở giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố quyết định đến chất lượng mùi thơm lừng lan toả mạnh, lưu hương lâu và vị đắng đậm đà đặc trưng, hơi chát, hậu vị ngọt lâu nơi cổ họng của cà phê Gia Lai.
Tổng lượng mưa tại khu vực địa lý lớn (2.000 – 2.400 mm/năm). Tuy nhiên, khu vực địa lý lại có thời gian khô hạn 5 tháng từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa thấp (150 – 200 mm), tháng 1 và tháng 2 hầu như không có mưa, thời kỳ này cà phê ra hoa, thụ phấn, hình thành quả, nếu mưa nhiều hoa sẽ thối và rụng, quá trình thụ phấn bị hạn chế, tỷ lệ đậu quả thấp, quả bé, tỷ lệ khuyết tật nhiều, dẫn đến năng suất giảm. Khi kết thúc nở hoa cuối tháng 3 đầu tháng 4, quả tăng nhanh về thể tích trọng lượng khô cần có lượng nước đủ cho cây hút nước giúp các khoang chứa hạt phát triển tối đa, giai đoạn này rơi vào khoảng tháng 5 và 6, lúc này vùng cà phê Gia Lai đã có mưa đều, lượng mưa tăng cao vào các tháng 6,7,8 với tổng lượng mưa là (1.700mm) và giảm dần vào tháng 9, kết thúc vào tháng 10 với tổng lượng mưa là (500mm). Đây là yếu tố quyết định đến kích thước hạt cà phê Gia Lai.
Độ ẩm không khí là yếu tố quyết định đến hàm lượng protein thô và hàm lượng cafein của cà phê Gia Lai. Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 độ ẩm không khí giảm mạnh chỉ còn khoảng 72-76%, thời điểm này cà phê đã chín, cần một nền độ ẩm không khí thấp để giảm hoạt động các hormone sinh trưởng phục vụ việc chuyển hoá các hoạt chất carbohydrate, protein, cafein trong hạt cà phê về trạng thái tích luỹ chất khô.
Giống cà phê được sử dụng tại khu vực địa lý là giống Robusta.
Ngoài các đặc thù về điều kiện tự nhiên thì các đặc trưng về phương thức canh tác, sơ chế, chế biến, bảo quản của người dân bản địa tại khu vực địa lý cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của cà phê Gia Lai.
Cà phê Gia Lai được bón phân phân chuồng ủ hoai mục, dùng nguyên liệu cỏ khô, thân cây đậu đỗ,… tủ gốc cho cây; hằng năm tiến hành gom các tàn dư thực vật như cành nhỏ, lá và vỏ quả cà phê trong lô, sau đó chôn vùi xuống gốc cây để cải thiện tính chất đất cung cấp đủ dinh dưỡng cho cà phê sinh trưởng trong các thời kỳ ra hoa, đậu quả, vào chín.
Để có được hạt cà phê chắc mẩy, đồng đều, độ ẩm đạt tiêu chuẩn trên 12,94%, các khu vực canh tác tiến hành thu hoạch vào mùa khô, độ ẩm không khí thấp (từ tháng 10 và chậm nhất là giữa tháng 12 dương lịch). Quả cà phê có kích thước đồng đều và độ chín do được thu hoạch bằng tay, và được thực hiện làm 3 đợt (Đợt 1, hái bói đầu vụ; Đợt 2, hái chính vụ; Đợt 3, hái những quả chín còn lại). Không thu hái quả xanh non, không tuốt cả cành, không làm gẫy cành. Ngừng thu hoạch trước và sau khi nở hoa 3 - 5 ngày. Sau khi thu hoạch, quả cà phê phải được phải được sơ chế ngay trong vòng 24 giờ. Tiến hành phơi nguyên quả cà phê khoảng 12 đến 15 ngày nắng đều. Đảo hạt cà phê 4 lần/ngày, khi hạt cứng thì cho vào bao để nghỉ 2-3 tháng.
Khu vực địa lý bao gồm: Thị trấn Nhơn Hòa và các xã Ia Hrú, Ia Rong, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Blứ, Ia Le, Ia Phang thuộc huyện Chư Pưh; thị trấn Chư Sê và các xã Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng, Bờ Ngoong, Ia Glai, Al Bá, Dun, Kông Htok, Ia Hlốp, Ia Pal, Ia Blang, Ia Ko, H Bông thuộc huyện Chư Sê; thị trấn Chư Prông và các xã Ia Băng, Bàu Cạn, Bình Giáo, Thăng Hưng, Ia Phìn, Ia Drang, Ia Bang, Ia Kly, Ia Tôr, Ia Me, Ia Púch, Ia Vê, Ia Pia, Ia Boòng, Ia O thuộc huyện Chư Prông; thị trấn Chư Ty và các xã Ia Dơk, Ia Din, Ia Kla, Ia Dom, Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Lang thuộc huyện Đức Cơ; thị trấn Ia Kha và các xã Ia Khai, Ia Yok, Ia Bă, Ia Grăng, Ia Hrung, Ia Dêr, Ia Krái, Ia O, Ia Pếch, Ia Tô, Ia Chía, Ia Sao thuộc huyện Ia Grai; các phường Yên Thế, Đống Đa, Thống Nhất, Hoa Lư, Thắng Lợi, Phù Đổng, Ia Kring, Hội Phú, Trà Bá, Chi Lăng và các xã Tân Sơn, Biển Hồ, Trà Đa, Chư Á, An Phú, Diên Phú, Ia Kênh, Gào thuộc thành phố Pleiku; thị trấn Ia Ly, thị trấn Phú Hòa và các xã Ia Phí, Ia Khươl, Đăk Tơ Ver, Ia Kreng, Ia Mơ Nông, Hòa Phú, Ia Ka, Chư Đăng Ya, Ia Nhin, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa thuộc huyện Chư Păh; thị trấn Đak Đoa và các xã Hải Yang, Hà Bầu, Hneng, Nam Yang, K Dang, Tân Bình, A Dơk, Glar, H’Nol, Ia Băng, Ia Pết, Trang, Đak Sơ mei, Đak Krong, Kon Gang thuộc huyện Đak Đoa; thị trấn Kon Dơng và các xã Ayun, Đak Jơ Ta, H'Ra, Đăk Djrăng, Đăk Yă, Đak Taley, Lơ Pang, Kon Thụp, Kon Chiêng, Đê Ar, Đăk Trôi thuộc huyện Mang Yang; thị trấn KBang, các xã Sơn Lang, K Rong, Sơ Pai, Đak Smar, Lơ Ku, Nghĩa An, Đông, Đăk Rong, Kon Pne thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Sản phẩm cà phê Gia Lai tương đối đa dạng, bao gồm cả cà phê nhân và các dạng sản phẩm chế biến như cà phê hạt rang và cà phê bột.
Sản phẩm cà phê Gia Lai tương đối đa dạng, bao gồm cả cà phê nhân và các dạng sản phẩm chế biến như cà phê hạt rang và cà phê bột.
Cà phê nhân Gia Lai có hạt đồng đều, mùi thơm thoảng nhẹ, lưu hương lâu (giống mùi đậu phộng tươi), vị ngậy, hơi béo, không đắng, ngọt có hậu; Chiều dài hạt (mm): 8,05 - 9,41; Chiều rộng hạt (mm): 5,77 - 6,62; Tỷ lệ hạt khuyết tật (%): 1,28 - 1,89; Độ ẩm (%): 5,57 - 11,94; Hàm lượng cafein (%): 1,98 - 2,60.
Cà phê hạt rang Gia Lai có màu nâu tươi bóng ướt, mùi thơm lừng, lan toả mạnh, lưu hương lâu; Chiều dài hạt (mm): 9,87 - 11,85; Chiều rộng hạt (mm): 6,84 - 7,82; Tỷ lệ hạt khuyết tật (%): 2,50 - 5,00; Độ ẩm (%): 0,95 - 2,10; Hàm lượng cafein (%): 2,00 - 2,56; Hàm lượng protein thô (%): 8,45 - 10,15.
Cà phê bột Gia Lai có trạng thái bột mịn, tơi xốp, màu nâu đỏ, màu nước chiết nâu cánh gián đậm, mùi thơm lừng lan toả mạnh, lưu hương lâu, vị đắng đậm đà, hơi chát, hậu vị ngọt lâu nơi cổ họng; Độ ẩm (%): 0,87 - 2,23; Hàm lượng cafein (%): 2,02 - 2,57; Hàm lượng protein thô (%): 8,46 - 10,15.
Khu vực địa lý có các điều kiện tự nhiên độc đáo chính là yếu tố tạo nên các tính chất, chất lượng đặc biệt của sản phẩm cà phê Gia Lai. Độ dày tầng đất vùng cà phê Gia Lai lớn hơn 70 cm, quyết định đến việc tái tạo bề mặt địa hình bằng phẳng với độ dốc thấp từ 0-8O, đóng vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, là điều kiện tốt để phát triển bộ rễ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng trong đất để nuôi cây, tạo ra hạt cà phê nhân có trạng thái hạt đồng đều, không khuyết tật. Thành phần cấp hạt Sét trong đất chiếm tỉ lệ lớn (42,55 - 61,57%) và dung tích hấp thu CEC trong đất có giá trị ở mức trung bình (11,83-14,03 lđl/100g đất) là những yếu tố ảnh hưởng đến độ ẩm của hạt cà phê Gia Lai. Ngoài ra, CEC trong đất có giá trị ở mức trung bình (11,83-14,03 lđl/100g) còn ảnh hưởng đến hàm lượng cafein trong hạt cà phê. Hàm lượng tổng số của các nguyên tố đa lượng: Đạm (0,18-0,23%), Lân (0,15-0,24%), Kali (0,03-0,15%) trong đất đều ở mức khá, đây là những nguyên tố quyết định đến hàm lượng protein thô của cà phê.
Khu vực địa lý có điều kiện khí hậu lý tưởng cho cây cà phê phát triển với chế độ nhiệt ổn định, không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 26OC và nhỏ hơn 20OC, không có gió mùa đông Bắc, không có hiện tượng sương muối xảy ra thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng ra hoa kết trái. Từ tháng 4 đến tháng 9 khi cà phê Gia Lai bước vào giai đoạn hình thành quả và tích luỹ chất khô, gluxit và tinh dầu, nhiệt độ giao động từ 22,3-24,8OC, biên độ nhiệt ngày và đêm từ 5-10OC. Ở giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố quyết định đến chất lượng mùi thơm lừng lan toả mạnh, lưu hương lâu và vị đắng đậm đà đặc trưng, hơi chát, hậu vị ngọt lâu nơi cổ họng của cà phê Gia Lai.
Tổng lượng mưa tại khu vực địa lý lớn (2.000 – 2.400 mm/năm). Tuy nhiên, khu vực địa lý lại có thời gian khô hạn 5 tháng từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa thấp (150 – 200 mm), tháng 1 và tháng 2 hầu như không có mưa, thời kỳ này cà phê ra hoa, thụ phấn, hình thành quả, nếu mưa nhiều hoa sẽ thối và rụng, quá trình thụ phấn bị hạn chế, tỷ lệ đậu quả thấp, quả bé, tỷ lệ khuyết tật nhiều, dẫn đến năng suất giảm. Khi kết thúc nở hoa cuối tháng 3 đầu tháng 4, quả tăng nhanh về thể tích trọng lượng khô cần có lượng nước đủ cho cây hút nước giúp các khoang chứa hạt phát triển tối đa, giai đoạn này rơi vào khoảng tháng 5 và 6, lúc này vùng cà phê Gia Lai đã có mưa đều, lượng mưa tăng cao vào các tháng 6,7,8 với tổng lượng mưa là (1.700mm) và giảm dần vào tháng 9, kết thúc vào tháng 10 với tổng lượng mưa là (500mm). Đây là yếu tố quyết định đến kích thước hạt cà phê Gia Lai.
Độ ẩm không khí là yếu tố quyết định đến hàm lượng protein thô và hàm lượng cafein của cà phê Gia Lai. Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 độ ẩm không khí giảm mạnh chỉ còn khoảng 72-76%, thời điểm này cà phê đã chín, cần một nền độ ẩm không khí thấp để giảm hoạt động các hormone sinh trưởng phục vụ việc chuyển hoá các hoạt chất carbohydrate, protein, cafein trong hạt cà phê về trạng thái tích luỹ chất khô.
Giống cà phê được sử dụng tại khu vực địa lý là giống Robusta.
Ngoài các đặc thù về điều kiện tự nhiên thì các đặc trưng về phương thức canh tác, sơ chế, chế biến, bảo quản của người dân bản địa tại khu vực địa lý cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của cà phê Gia Lai.
Cà phê Gia Lai được bón phân phân chuồng ủ hoai mục, dùng nguyên liệu cỏ khô, thân cây đậu đỗ,… tủ gốc cho cây; hằng năm tiến hành gom các tàn dư thực vật như cành nhỏ, lá và vỏ quả cà phê trong lô, sau đó chôn vùi xuống gốc cây để cải thiện tính chất đất cung cấp đủ dinh dưỡng cho cà phê sinh trưởng trong các thời kỳ ra hoa, đậu quả, vào chín.
Để có được hạt cà phê chắc mẩy, đồng đều, độ ẩm đạt tiêu chuẩn trên 12,94%, các khu vực canh tác tiến hành thu hoạch vào mùa khô, độ ẩm không khí thấp (từ tháng 10 và chậm nhất là giữa tháng 12 dương lịch). Quả cà phê có kích thước đồng đều và độ chín do được thu hoạch bằng tay, và được thực hiện làm 3 đợt (Đợt 1, hái bói đầu vụ; Đợt 2, hái chính vụ; Đợt 3, hái những quả chín còn lại). Không thu hái quả xanh non, không tuốt cả cành, không làm gẫy cành. Ngừng thu hoạch trước và sau khi nở hoa 3 - 5 ngày. Sau khi thu hoạch, quả cà phê phải được phải được sơ chế ngay trong vòng 24 giờ. Tiến hành phơi nguyên quả cà phê khoảng 12 đến 15 ngày nắng đều. Đảo hạt cà phê 4 lần/ngày, khi hạt cứng thì cho vào bao để nghỉ 2-3 tháng.
Khu vực địa lý bao gồm: Thị trấn Nhơn Hòa và các xã Ia Hrú, Ia Rong, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Blứ, Ia Le, Ia Phang thuộc huyện Chư Pưh; thị trấn Chư Sê và các xã Bar Măih, Ia Tiêm, Chư Pơng, Bờ Ngoong, Ia Glai, Al Bá, Dun, Kông Htok, Ia Hlốp, Ia Pal, Ia Blang, Ia Ko, H Bông thuộc huyện Chư Sê; thị trấn Chư Prông và các xã Ia Băng, Bàu Cạn, Bình Giáo, Thăng Hưng, Ia Phìn, Ia Drang, Ia Bang, Ia Kly, Ia Tôr, Ia Me, Ia Púch, Ia Vê, Ia Pia, Ia Boòng, Ia O thuộc huyện Chư Prông; thị trấn Chư Ty và các xã Ia Dơk, Ia Din, Ia Kla, Ia Dom, Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Lang thuộc huyện Đức Cơ; thị trấn Ia Kha và các xã Ia Khai, Ia Yok, Ia Bă, Ia Grăng, Ia Hrung, Ia Dêr, Ia Krái, Ia O, Ia Pếch, Ia Tô, Ia Chía, Ia Sao thuộc huyện Ia Grai; các phường Yên Thế, Đống Đa, Thống Nhất, Hoa Lư, Thắng Lợi, Phù Đổng, Ia Kring, Hội Phú, Trà Bá, Chi Lăng và các xã Tân Sơn, Biển Hồ, Trà Đa, Chư Á, An Phú, Diên Phú, Ia Kênh, Gào thuộc thành phố Pleiku; thị trấn Ia Ly, thị trấn Phú Hòa và các xã Ia Phí, Ia Khươl, Đăk Tơ Ver, Ia Kreng, Ia Mơ Nông, Hòa Phú, Ia Ka, Chư Đăng Ya, Ia Nhin, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa thuộc huyện Chư Păh; thị trấn Đak Đoa và các xã Hải Yang, Hà Bầu, Hneng, Nam Yang, K Dang, Tân Bình, A Dơk, Glar, H’Nol, Ia Băng, Ia Pết, Trang, Đak Sơ mei, Đak Krong, Kon Gang thuộc huyện Đak Đoa; thị trấn Kon Dơng và các xã Ayun, Đak Jơ Ta, H'Ra, Đăk Djrăng, Đăk Yă, Đak Taley, Lơ Pang, Kon Thụp, Kon Chiêng, Đê Ar, Đăk Trôi thuộc huyện Mang Yang; thị trấn KBang, các xã Sơn Lang, K Rong, Sơ Pai, Đak Smar, Lơ Ku, Nghĩa An, Đông, Đăk Rong, Kon Pne thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế
https://ipvietnam.gov.vn (nhnhanh)