Ảnh hưởng của xử lý 1-Methylcyclopropene (1-MCP) sau thu hoạch đến chất lượng của cà chua ‘Savior’ trồng vụ hè
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Minh Việt Thảo, Maarten L. A. T. M. Hertog Vũ Thị Kim Oanh, Bart Nicolai, Trần Thị Định thực hiện.
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) được sử dụng phổ biến khắp nơi dưới dạng ăn tươi cũng như chế biến tại hộ gia đình và công nghiệp bởi là loại quả ngon và giàu dinh dưỡng. Việt Nam, theo số liệu thống kê, diện tích trồng cà chua năm 2019 là 23.791ha với sản lượng 673.194,5 tấn. Hiện nay, các giống cà chua trông ở Việt Nam được chia thành hai nhóm là cà chua không chịu nhiệt (giống truyền thống) và chịu nhiệt. Với giống cà chua truyền thống, mùa vụ tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Tại thời điểm chính vụ, giá thành của cà chua khá bấp bênh, thường lâm vào tình trạng được mùa rớt giá. Để khắc phục bất cập này, một số giống cà chua chịu nhiệt được nhập nội và chọn lọc thành công, trong số đó giống cà chua “Savior. Giống này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng kháng virus xoăn vàng lá, bệnh sương mai và bệnh đốm lá, đậu quả tốt, năng suất cao, chống chịu được với điều kiện nắng nóng khắc nghiệt của mùa hè mà không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Ảnh minh họa (Internet)
Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của xử lý 1-MCP sau thu hoạch đến chất lượng của cà chua giống ‘Savior’ trồng vụ hè (trái vụ) trong quá trình bảo quản. Quả cà chua “xanh già” đã chín thành thục được xử lý 1-MCP nồng độ 5µl ở 18°C trong 24 giờ và bảo quản ở 18°C. Kết quả cho thấy sự chuyển màu sắc, độ chín và cường độ hô hấp của quả đã xử lý 1-MCP diễn ra chậm hơn đáng kể so với quả đối chứng chín tự nhiên. Xử lý 1-MCP cũng làm tăng hàm lượng axit hữu cơ tổng số của cà chua. Tác dụng làm chậm chín của 1-MCP ở nồng độ 5 µl/l có thể ứng dụng để bảo quản sau thu hoạch đối với cà chua ‘Savior’ trồng vụ hè.
nttvy
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2022