Chuyển đổi số khu vực công ở đồng bằng sông Cửu Long – Cơ hội và thánh thức
Chuyển đổi số khu vực công là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số quốc gia.
Trong quá trình chuyển đổi số khu vực công ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sự hiện diện của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân và tổ chức nhận được thông tin từ cơ quan giải quyết qua mạng Internet còn thấp, thấp hơn mức trung bình của trung bình cả nước; tỷ lệ số lượng người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến thấp. Điều này cho thấy việc chuyển đổi số khu vực công ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn, thách thức. Thông qua việc phân tích, so sánh thực tiễn chuyển đổi số khu vực công ở các địa phương ĐBSCL, bài viết chỉ ra những những cơ hội, thách thức trong quá trình chuyển đổi số khu vực công ở khu vực này, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình này trong thời gian tới.
Chuyển đổi số là sự thay đổi tổ chức được kích hoạt và định hình bởi sự phổ biến rộng rãi của các công nghệ số (Bohnsack, 2021), trong đó công nghệ số gồm: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing),... Đây là quá trình thay đổi từ mô hình tổ chức truyền thống sang mô hình tổ chức hiện đại, vận hành bằng cách áp dụng công nghệ số, từ đó thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa tổ chức. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 58, Số Chuyên đề SDMD (2022): 278-289 279 hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo và các hệ thống hỗ trợ ra quyết định khác thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao (An, 2019).
Khu vực công là khái niệm mang tính tương đối, nó bao gồm một không gian rộng lớn mà ở đó những giá trị công, các dịch vụ công và lợi ích công được coi trọng trước hết. Theo cách tiếp cận này, khu vực công bao gồm khu vực nhà nước, khu vực phi nhà nước (Đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội), tuy nhiên khu vực nhà nước đóng vai trò trung tâm và chủ yếu. Trong thực tế, khu vực nhà nước thể hiện rõ nét nhất, là cốt lõi của khu vực công, cho nên thông thường khi đề cập đến khu vực công, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến khu vực nhà nước (Đường, 2014). Theo hướng tiếp cận này, những tổ chức thuộc khu vực công cần đảm bảo đủ ba điều kiện: (1) tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc hành chính nhà nước; (2) tồn tại bằng nguồn lực tài chính quốc gia; (3) nhân lực thực hiện các công việc dựa trên sự ủy quyền của nhân dân. Vì thế, các cơ quan thuộc khu vực công gồm: hệ thống cơ quan công quyền (Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân); hệ thống các đơn vị cung ứng dịch vụ công (giáo dục, y tế công lập; dịch vụ giao thông, bưu chính công; dịch vụ văn hoá thông tin, thể dục, thể thao công lập,...) và hệ thống các đơn vị kinh tế của nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước, các định chế tài chính trung gian, các đơn vị được nhà nước cấp vốn hoạt động và cử người quản lý theo luật định) (Dũng, 2016).
Chuyển đổi số khu vực công trước hết và đầu tiên là chuyển đổi số trong khu vực nhà nước, đây là quá trình mà các cơ quan nhà nước tập trung vào phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu về kinh tế - xã hội (KT-XH) phục vụ ra quyết định chính sách; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí. Quá trình này bắt đầu từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước đến xây dựng chính quyền điện tử và chính quyền số.
Xây dựng Chính quyền số là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là nội dung quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia; nhằm hướng đến chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội (Thủ tưởng Chính phủ, 2021). Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đầu tư cho phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phấn đấu đến năm 2050, ĐBSCL có mạng lưới kết cấu hạ tầng KT-XH được xây dựng đồng bộ, hiện đại, bao gồm cả hạ tầng thông tin – truyền thông.
nqhuy
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 58, Số Chuyên đề SDMD (2022): 278-289