Robot bay nhờ sức gió và ánh sáng
Việc mất đi các loài thụ phấn như ong, là một thách thức lớn đối với đa dạng sinh học toàn cầu và ảnh hưởng đến nhân loại do gây ra các vấn đề trong sản xuất lương thực. Các nhà nghiên cứu hiện đã phát triển robot bay đầu tiên được trang bị cơ nhân tạo. Robot bay này có thể được sử dụng trong quá trình thụ phấn cho cây trồng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tampere đã phát triển một robot lắp ráp polymer bay bằng gió và được điều khiển bằng ánh sáng.
Robot bay được phát triển có một số tính năng mô phỏng sinh học. Do cấu trúc có độ xốp cao (0,95) và trọng lượng nhẹ (1,2 mg), nó có thể dễ dàng bay lơ lửng trong không khí nhờ hướng gió. Hơn nữa, việc tạo vòng xoáy tách biệt ổn định cho phép di chuyển đường dài với sự hỗ trợ của gió.
Điều này có nghĩa là ánh sáng có thể được sử dụng để thay đổi hình dạng của cấu trúc nhỏ giống như hạt bồ công anh. Robot bay có thể thích ứng thủ công với hướng và lực gió bằng cách thay đổi hình dạng của nó. Một chùm ánh sáng cũng có thể được sử dụng để điều khiển hoạt động cất cánh và hạ cánh của tổ hợp polyme.
Các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc cải thiện độ nhạy của vật liệu để cho phép thiết bị hoạt động dưới ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, họ sẽ mở rộng quy mô cấu trúc để nó có thể mang các thiết bị vi điện tử như GPS và cảm biến cũng như các hợp chất sinh hóa.
Thiết bị có tiềm năng cho các ứng dụng quan trọng hơn nữa.
Trong tương lai, hàng triệu hạt bồ công anh nhân tạo mang theo phấn hoa có thể được phân tán tự do nhờ gió tự nhiên và sau đó được ánh sáng hướng tới những khu vực cụ thể có cây đang chờ thụ phấn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần được giải quyết trước như làm thế nào để kiểm soát điểm hạ cánh một cách chính xác và làm thế nào để tái sử dụng các thiết bị và làm cho chúng có thể phân hủy sinh học? Những vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học vật liệu.