Hậu Covid-19: khảo sát trực truyến từng câu hỏi trên 250 người khỏi bệnh Covid-19 tại Thừa Thiên Huế và Miền Trung Việt Nam
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Đình Bình, Trần Khánh Toàn, Nguyễn Trường Sơn, Trần Thanh Loan, Lê Hoàng Gia Ngọc, Phạm Trung Hiếu - Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Ngiên cứu nhằm đánh giá sơ bộ tình hình hậu COVID-19 và một số yếu tố có thể liên quan đến hậu COVID-19.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19, có một số nhóm bệnh nhân như nhóm người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá...); nhóm người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc COVID-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn; nhóm người phải nhập viện khi mắc COVID-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…); nhóm bệnh trẻ em dưới 11 tuổi...có nguy cơ xuất hiện tình trạng hậu COVID-19 cao hơn. Ngoài ra, nhiều yếu tốnhư công việc, thu nhập, sử dụng thuốc, cách ly điều trị...cũng có thể là nguy cơ tăng tần suất xuất hiện triệu chứng hậu COVID-19.
Theo số liệu của nhiều bệnh viện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân đến khám hậu COVID-19, hầu hết là người trên 60 tuổi, tuy nhiên vẫn có một số người trẻ bị suy hô hấp sau khi mắc COVID-19, phải nhập viện điều trị .Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về hậu COVID-19 ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung Việt Nam. Vì vậy, đề tài được thực hiện với mục tiêu: Để đánh giá sơ bộ tình hình hậu COVID-19 và một số yếu tố có thể liên quan đến hậu COVID-19.
Đối tượng nghiên cứu:
Những người tham gia đã mắc COVID ‐ 19 (được xác định bằng xét nghiệm khẳng định bằng PCR) ít nhất 1 tháng trước đó đã được đưa vào cuộc khảo sát.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Những người đã hồi phục hậu COVID-19 (được chẩn đoán bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc PCR để xác định SARS-CoV-2 âm tính) trong ít nhất 2 tuần.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những người không có kết quả xét nghiệm khẳng định khi mắc bệnh hoặc không có xét nghiệm âm tính COVID-19 sau khi khỏi bệnh.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang mô tả trên các đối tượng trả lời phiếu khảo sát.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên các đối tượng sinh sống tại miền Trung theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.
- Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập từ phiếu trả lời của các cá nhân thông qua trang web được tạo mới, sử dụng trong 1 tuần.
Kết quả nghiên cứu có 53 người (21,2%) có các triệu chứng kéo dài hay hậu COVID-19, suy nhược toàn thân tỷ lệ cao (94,3%), chán ăn, ăn uống kém (90,6%), ho dai dẳng, mất ngủ, khó ngủ chiếm 86,3%, đau đầu chiếm 69,5%, khó thở 56,8%, còn các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời điểm mắc, thời gian mắc, nơi chăm sóc, sử dụng xông hơi, tuân thủ 5K và súc miệng bằng nước muối. Không có mối liên quan giữa những người có triệu `chứng hậu COVID-19 với các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, cũng như việc sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh, kháng virus và các thuốc khác.
Có 21,2% có các triệu chứng kéo dài hay hậu COVID-19, cảm giác suy nhược toàn thân chiếm tỷ lệ cao nhất (94,3%), chán ăn, ăn uống kém (90,6%), ho dai dẳng, mất ngủ, khó ngủ chiếm 86,3%, đau đầu chiếm 69,5%, khó thở 56,8%, còn các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời điểm mắc, thời gian mắc, nơi chăm sóc, sử dụng xông hơi, tuân thủ 5K và súc miệng bằng nước muối với tỷ lệ hậu COVID-19. Không có mối liên quan giữa hậu COVID-19 với các yếu tố tuổi, giới, nghềnghiệp, cũng như việc sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh, kháng virus và các thuốc khác (p<0,05).
Tạp chí Y dược học Cần Thơ – số 59/2023