Nghiên cứu tương quan tuyền tính giữa các phương pháp định lượng ldl-cholesterol gián tiếp với trực tiếp ở người bệnh đái tháo đường
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Hồng Hạt -Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, Trần Ngọc Dung -Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghiên cứu nhằm Xác định tương quan bằng phương trình hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng LDL-C gián tiếp với trực tiếp và Xác định tỷ lệ sai biệt nồng độ LDL-C giữa các phương pháp định lượng gián tiếp với trực tiếp.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa các phương pháp định lượng gián tiếp LDL-C với trực tiếp ở người bệnh đái tháo đường. Năm 2012, tác giả Su Yeon Choi tại Hàn Quốc đã nghiên cứu 21452 người bệnh đái tháo đường trên máy Architect Ci8200 (Abbott). Phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald có hệ số tương quan r=0,966. Năm 2014, nghiên cứu Srisurin W [3] tại Thái Lan trên 2967 người bệnh đái tháo đường. Phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald so với phương pháp trực tiếp có phần trăm sự sai biệt cao hơn các phương pháp khác. Trong khoảng giới hạn 95%, có số mẫu ngoài giới hạn 10,5%. Cho đến nay tại Việt Nam, chúng tôi chưa ghi nhận nghiên cứu phương pháp Friedewald, Vujovic ở người bệnh đái tháo đường. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu sau: Xác định tương quan bằng phương trình hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng LDL-C gián tiếp với trực tiếp. Xác định tỷ lệ sai biệt nồng độ LDL-C giữa các phương pháp định lượng gián tiếp với trực tiếp.
Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh đái tháo đường đã được xác định chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, có chỉ định xét nghiệm cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDLC, từ tháng 3/2021-2/2022.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người bệnh đái tháo đường chưa có biến chứng tim mạch được chẩn đoán xác định từ kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm hóa sinh. Người bệnh có chỉ định xét nghiệm các thành phần lipid máu: cholesterol, triglycerid, HLD-C, LDL-C. Người bệnh nhịn ăn <12 giờ, không uống rượu bia trong vòng 24 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh có mẫu máu bảo quản ở nhiệt độ phòng >3 giờtrước khi tiến hành xét nghiệm LDL-C.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Kết quả xét nghiệm được thu thập bằng hệ thống thông tin bệnh viện e.hospital FPT và xử lý bằng phần mềm IBM SPSS statistics 22.0. Đối với các biến số định tính được trình bày bằng tỷ lệ phần trăm.
Đối với các biến số định lượng được trình bày bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng hệ số tương quan pearson để đo lường sự tương quan. Biểu đồ BlandAltman để so sánh phần trăm sai biệt.
Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan giữa phương pháp định lượng gián tiếp Vujovic với trực tiếp là r=0,785 với y=0,696x+0,769 (p<0,05); Hệ số tương quan giữa phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald với trực tiếp là r=0,723 với y=0,56x+1,390 (p<0,05). Tỷ lệ sai biệt LDL-C giữa phương pháp gián tiếp Vujovic với trực tiếp là 4,38% (p<0,05); tỷ lệ sai biệt LDL-C giữa phương pháp gián tiếp Friedewald với trực tiếp là 10,08% (p<0,05).
Có tương quan tuyến tính thuận, mức độ mạnh về nồng độ LDL-C giữa các phương pháp định lượng gián tiếp Vujovic và Friedewald với trực tiếp. Tỷ lệ sai biệt nồng độ LDLC giữa các phương pháp gián tiếp với trực tiếp (4,38%) thấp hơn so với Friedewald với trực tiếp (10,08%).
Tạp chí Y dược học Cần Thơ – số 59/2023