SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tác dụng phụ sau tiêm ngừa vắc xin covid-19 ở viên chức, người lao động tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

[16/06/2023 12:47]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Lâm, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Triều Việt, Nguyễn Thị Thu Trâm, Võ Thị Hậu, Trần Hoài Ân, Huỳnh Lê Nghĩa Hiệp, Bùi Ngọc Hoa -Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghiên cứu nhằm Mô tả các tác dụng phụ của ở người sau khi tiêm vắc xin Pfizer và AstraZeneca lần 2 và so sánh tỉ lệ người có tác dụng phụ sau khi tiêm mũi 2.

Đại dịch Coronavirus năm 2019 (COVID – 19) đã và đang đặt ra những thách thức đối với xã hội và cuộc sống. Trên toàn cầu, tính đến ngày 19 tháng 07 năm 2022, đã có hơn 559,4 triệu trường hợp được xác nhận mắc bệnh do Coronavirus 2019, hơn 6,3 triệu trường hợp tử  vong. Con đường lây truyền có thể  có của loại coronavirus mới này là từ  người sang người, bao gồm lây truyền qua đường tiếp xúc khi tiếp xúc với chất tiết niêm mạc mũi, miệng và mắt của bệnh nhân bị  nhiễm, cũng như lây truyền trực tiếp qua đường hít phải giọt khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi . Vắc xin là chiến lược can thiệp chính trong việc kiểm soát sự lây truyền và nhiễm trùng Coronavirus. Một số phương pháp có sẵn để  phát triển vắc xin chống lại SARS –  CoV –  2, bao gồm việc sử  dụng vi rút bất  hoạt hoặc vi rút sống giảm độc lực, các phần tử giống vi rút (VLP), vectơ vi rút và mRNA dựa trên protein, dựa trên DNA và vắc xin dựa trên cơ sở. Tác dụng phụ là phản ứng tự nhiên khi tiêm thuốc lạ vào cơ thể, bao gồm các triệu chứng như: sốt, đau cơ và viêm tại chỗ tiêm. Khi bạch cầu phóng cytokine, là tín hiệu hóa học kích hoạt các phản ứng miễn dịch biểu hiện như sốt, ớn lạnh, buồn nôn và đau cơ. Phản ứng của các cytokine này dự kiến sẽ xảy ra khi một tác nhân lạ được đưa vào máu.  Vắc xin là biện pháp can thiệp chính trong việc kiểm soát sự lây truyền và nhiễm trùng Coronavirus. Một số phương pháp có sẵn để phát triển vắc-xin chống lại SARS – CoV –  2, bao gồm việc sử  dụng vi rút bất hoạt hoặc vi rút sống giảm độc lực, các phần tử giống vi rút, vectơ vi rút và mRNA dựa trên protein, dựa trên DNA. Tuy nhiên đã có nhiều báo cáo thấy có một số tác dụng phục sau khi tiêm vắc xin cùng loại hoặc khác loại. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của vắc xin ở viên chức, người lao động ở Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, do đó nghiên cứu  được thực hiện  với mục.

Đối tượng nghiên cứu:  Các viên chức, người lao động đang công tác tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

- Tiêu chí chọn mẫu:  Viên chức, người lao động người lao động tại Trường Đại.

học Y Dược Cần Thơ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 và mũi 2 tại Bệnh viện Trường đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời khảo sát lần 1 và lần 2.

- Tiêu chí loại trừ:  Viên chức, người lao động người lao động tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ không không trả lời phiếu khảo sát lần 1 và lần 2.

tiêu: Mô tả các tác dụng phụ của ở viên chức, người lao động sau khi tiêm vắc xin Pfizer và AstraZeneca lần 2, đồng thời so sánh tỉ lệ người có tác dụng phụ sau khi tiêm mũi 2 là Pfizer và AstraZeneca ở viên chức, người lao động, người lao động đã tiêm mũi 1 là AstraZeneca.

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

- Cỡ mẫu:  Gồm 167 viên chức, người lao động đang công tác tại Trường ĐHYD Cần thơ.

- Phương pháp chọn mẫu:  Chọn mẫu thuận tiện bao gồm tất cả các viên chức người lao động tiêm vắc xin đủ hai lần và tham gia khảo sát.

- Nội dung nghiên cứu: Tuổi, giới tính, loại vắc xin tiêm lần 1 và lần 2, tình trạng bệnh lý toàn thân, các tác dụng phụ xuất hiện: đau tại chỗ tiêm, sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi.

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

- Cỡ mẫu:  Gồm 167 viên chức, người lao động đang công tác tại Trường ĐHYD Cần thơ.

- Phương pháp chọn mẫu:  Chọn mẫu thuận tiện bao gồm tất cả các viên chức người lao động tiêm vắc xin đủ hai lần và tham gia khảo sát.

- Nội dung nghiên cứu: Tuổi, giới tính, loại vắc xin tiêm lần 1 và lần 2, tình trạng bệnh lý toàn thân, các tác dụng phụ xuất hiện: đau tại chỗ tiêm, sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi.

Kết quả nghiên cứu trong tiêm vắc xin lần 2, kết quả có 91,6% người là có tác dụng phụ. Đau tại chỗ tiêm là tác dụng phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,4%. Sự khác biệt tỷ lệ các tác dụng phụ: đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sưng tại chỗ tiêm so với tiêm cùng / khác loại vắc xin  ở  lần tiêm thứ  2 là có ý nghĩa thống kê.

Tác dụng phụ do tiêm vắc xin Pfizer nhiều hơn so với tiêm vắc xin AstraZeneca. Triệu chứng phổ biến là đau và sưng tại chỗ tiêm. Tiêm vắc xin khác loại giữa hai lần tiêm thì gây sưng tại chỗ tiêm và mệt mỏi nhiều hơn tiêm cùng loại vắc xin.

Tạp chí y dược học Cần Thơ – số 59/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ