SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm nướu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021

[16/06/2023 12:59]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Kỳ, Phùng Thanh Uyên, Võ Việt Hưng, Đỗ Nguyễn Văn An, Trần Huỳnh Trung, Phan Thùy Ngân, Bùi Thị Ngọc Mẫn - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh viêm nướu trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đánh giá kết quả điều trị sau 2 tuần thông qua chỉ số GI và OHIS.

Trên thế giới, theo thống kê của WHO, tỷ lệ  viêm nướu cao từ 70 – 90% tùy  từng quốc gia và gặp ở mọi lứa tuổi, có nơi gần 100% ở tuổi dậy thì. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2019, tỷ lệ chảy máu nướu ở trẻ em 12– 14 tuổi là 44,7% .  Từ  thực tế  trên và với mong muốn nâng cao sức khỏe răng miệng cũng như kết  quả  điều trị, và hạn chế  tối đa  ảnh hưởng của viêm nướu đến tình trạng răng miệng  ở hiện tại và tương lai, nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều  trị  viêm nướu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021” được thực hiện với mục tiêu sau: Mô tả  đặc điểm lâm sàng bệnh viêm nướu trên bệnh nhân đến khám và điều trị  tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đánh giá kết quả  điều trị  viêm nướu sau 2 tuần thông qua chỉ số OHI-S và chỉ số GI.

Đối tượng nghiên cứu:  Bệnh nhân có chỉ  định điều trị  viêm nướu và đồng ý hợp tác điều trị  tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả  trên 85 bệnh nhân điều trị  tại khu thực hành cho sinh viên dưới sự  hướng dẫn của giảng viên bộ  môn nha chu, thời gian tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Quy trình gồm khám chỉ số OHI-S và GI trước khi cạo vôi – Cạo vôi bằng dụng cụ siêu âm.

Kết quả nghiên cứu: Tình trạng trước điều trị: Vệ sinh răng miệng ở mức  độ trung bình (72,9%), đều có viêm nướu, chủ yếu là viêm nướu trung bình (54,1%) và viêm nướu  nhẹ  (34,1%). Sau 2 tuần điều trị, tình trạng vệ  sinh răng miệng ở mức tốt chiếm 97,56%, trung bình chiếm 2,44%; có 37,65% bệnh nhân viêm nướu nhẹ, 60% không bị  viêm nướu và không có bệnh nhân bị viêm nướu nặng. Ở  2 thời điểm T0 và T2, chỉ số  OHI-S: 2,58 (0,67-5) và 0,12 (0-1,5); chỉ số  GI: 2,58 (0,67-5) và 0,15 (0-1,5). 

Tình trạng vệ sinh răng miệng và viêm nướu của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Phần lớn bệnh nhân không điều trị khỏi hoàn toàn là do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, qua đó ta nhận thấy ý thức vệ sinh răng miệng tác động một phần không nhỏ đến kết quả điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được độ hiệu quả của phương pháp cạo vôi răng và làm sạch bề mặt gốc răng trong  việc điều trị viêm nướu. Và mối liên hệ mật thiết giữa quá trình, kết quả điều trị với ý thức vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên vẫn cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn để làm rõ hơn về vấn đề này.

Tạp chí Y dược học Cần Thơ – số 59/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ