Đánh giá kiến thức và các yết tố liên quan của người tiêu dùng thực phẩm chức năng tên đại bàn Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Bích, Võ Thị Mỹ Hương - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghiên cứu nhằm được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2023.
Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đang là một trong những thị trường thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất hiện nay: số lượng sản phẩm thực phẩm chức năng ở nước ta tăng từ 5514 năm 2012 lên 6851 năm 2013. Theo các báo cáo của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình. Từ đó, các hoạt động nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cũng được mọi người chú ý hơn. Kết quả các nghiên cứu của Nielsen cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao vai trò của thực phẩm đối với việc có được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, Theo nghiên cứu của Akhter Ali vào năm 2019 tại Pakistan có chỉ khoảng 20% số người được hỏi biết về thực phẩm chức năng trong khi 15% còn lại có ít kiến thức về thực phẩm chức năng chiếm tỷ lệ rất ít .Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự năm 2021, kết quả cho thấy các yếu tố có tác động đến sự chấp nhận của người tiêu dùng với TPCN bao gồm thái độ, kiến thức, niềm tin, giá cả trong đó kiến thức vẫn là yếu tố quan trọng. Cần Thơ đang là một trong những thành phố phát triển và hiện đại nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân cũng được chú ý. Tuy nhiên, hiểu biết về TPCN và công dụng của nó còn hạn chế và các đề tài chưa đánh giá chuyên sâu về vấn đề này. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu “Đánh giá kiến thức và các yếu tố liên quan của người tiêu dùng đối với TPCN trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2023” được thực hiện với 02 mục tiêu: Đánh giá kiến thức của người tiêu dùng đối với TPCN trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2023.Đánh giá các yếu tố liên quan đến kiến thức của người tiêu dùng đối với TPCN trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022-2023.
Đối tượng nghiên cứu: Người dân đã từng mua thực phẩm chức năng ở các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn 9 quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 415 người tiêu dùng thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp người mua thuốc.
Kết quả, nghiên cứu đã cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ sử dụng thực phẩm chức năng cao với 54%, nam giới 44,8%. Có (91,3%) đã biết đến thực phẩm chức năng, số lượng người khảo sát chưa biết chỉ chiếm 8,7%. Tỷ lệ người tham gia khảo sát có mức điểm kiến thức tốt, mức trung bình và kém lần lượt là 64,3% (267/415); 27,7% (115/415) và 8,0% (33/415).
Từ kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi thấy được, đa số mọi tiêu dùng tham gia khảo sát đều đã thấy được tầm quan trọng của thực phẩm chức năng và đã trang bị cho mình các kiến thức liên quan đến thực phẩm chức năng. Trong đó nữ giới, các nghề nghiệp liên quan đến khối ngành chăm sóc sức khỏe là những nhóm người tiêu dùng tiềm năng nhất và có hiểu biết nhiều về thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhóm người tiêu dùng trên 55 tuổi và nông dân khó có thể tiếp xúc nhiều với thực phẩm chức năng nên họ vẫn chưa hiểu biết nhiều về thực phẩm chức năng. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay của người dân Cần Thơ nói riêng và người dân Việt nam nói chung. Thực phẩm chức năng hiện nay không quá xa lạ nhưng cũng không quá gần gũi đối với người cao tuổi và người nông dân. Do đó, các nơi bán thực phẩm chức năng cần hướng dẫn và giải thích cho người tiêu dùng về mặt lợi và hại của thực phẩm chức năng để đạt được hiệu quả nhất trong khi sử dụng.
Tạp chí Y dược học Cần Thơ – số 59/2023