Quan điểm của sinh viên răng hàm mặt về việc học từ xa trong đại dịch covid-19
Nghiên cứu do nhóm tác giả Đỗ Thị Thảo, Huỳnh Lê Nghĩa Hiệp, Trần Huỳnh Trung, Nguyễn Ngọc Nguyệt Minh, Bùi Thị Huyền Diệu - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ nghên cứu nhằm xác định mức độ sẵn sàng của sinh viên đối với việc học trực tuyến và đánh giá quan điểm của sinh viên về hình thức học tập từ xa hoàn toàn so với việc học trên lớp trong chương trình Răng Hàm Mặt bậc đại học.
Hiện nay nó đã trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới . Các biện pháp kiểm soát lây nhiễm và tránh xa vật lý là rất quan trọng để ngăn chặn vi rút lây lan thêm và giúp kiểm soát hiện trường đại dịch. Chính sách giãn cách xã hội bắt buộc đã được thực hiện ở nhiều quốc gia [2], kể cả ở Việt Nam dẫn đến việc các trường học và đại học trên toàn quốc phải đóng cửa. Học tập kết hợp chủ yếu được định nghĩa là sự tích hợp của lớp học và học tập từ xa để tạo điều kiện học tập độc lập, tương tác và hợp tác giữa các sinh viên. Học trực tuyến tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, cung cấp nhiều phương tiện truyền thông phù hợp với các phong cách học tập khác nhau, cho phép sinh viên học mọi lúc mọi nơi bên ngoài lớp học, khắc phục tình trạng thiếu giảng viên và có khả năng chuyển quá trình học tập từ học tập thụ động lấy giáo viên làm trung tâm học tập tích cực lấy người học làm trung tâm. Môi trường học tập trong khoa Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vẫn chưa áp dụng cấu trúc và công cụ học tập trực tuyến được tổ chức tốt. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: Xác định mức độ sẵn sàng của sinh viên đối với việc học trực tuyến và đánh giá quan điểm của sinh viên về hình thức học tập từ xa hoàn toàn so với việc học trên lớp trong chương trình Răng Hàm Mặt bậc đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Là các sinh viên các khóa ngành Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2021-2022.
Phương tiện nghiên cứu: Phiếu khảo sát được gửi bằng google form và phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả, thời gian học ảnh hưởng đến sở thích của sinh viên. Số lượng sinh viên năm thứ 4 và năm thứ 6 thích học trực tuyến cao hơn so với những sinh viên năm khác và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sinh viên có quan điểm ủng hộ về sự truyền tải nội dung và đánh giá phù hợp ở đào tạo trực tuyến cao hơn. Sinh viên ủng hộ cao đào tạo trực tuyến cao hơn. Sinh viên có quan điểm ủng hộ về sự sự hài lòng trong học tập ở đào tạo trực tuyến cao hơn, trừ việc sinh viên không đồng ý thay thế dạy học trực tiếp bằng trực tuyến.
Nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng mặc dù có một số thách thức, sinh viên nha khoa đại học có thể thích nghi với các phương pháp học tập mới của đào tạo từ xa và đồng ý về hiệu quả tốt hơn khi học từ xa so với học trên lớp. Việc đóng cửa đột ngột trường đại học trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, mặc dù không mong muốn, nhưng lại mang đến một cơ hội to lớn cho sự chuyển đổi văn hóa trong hệ thống giáo dục. Khi ngày càng có nhiều thế hệ “hiểu biết về công nghệ” đăng ký học đại học, các nhà giáo dục nha khoa cần kết hợp học tập kết hợp vào chương trình giảng dạy, để thiết kế các tính năng tốt nhất của lớp học và học tập từ xa nhằm cải thiện môi trường học tập tổng thể.
Tạp chí Y dược học Cần Thơ – số 59/2023