SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá sự biến đổi lâm sàng, nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn nhiễm helicobacter pylori sau điều trị bằng phác đồ racm

[19/06/2023 21:49]

Nghiên cứu này nhằm khảo sát sự thay đổi lâm sàng, hình ảnh nội soi trước và sau 6 tháng điều trị Helicobacter pylori bằng phác đồ Rabeprazole – Amoxicillin – Clarithromycin - Metronidazole 14 ngày. Khảo sát sự thay đổi mô bệnh học sau 6 tháng điều trị Helicobacter pylori.

Viêm dạ dày mạn là những tổn thương mạn tính của biểu mô phủ ở niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đếntình trạng viêm teo tuyến niêm mạc dạ dày dị sản ruột, loạn sản trên mô bệnh học có nguy cơ diễn tiến đến của ung thư dạ dày [7].Vì vây, chẩn đoán và tiệt trừ H. pyloriđồng thời theo dõi diễn tiến lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học nhằm phát hiện những tổn thương tiền ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi điều trị và dự phòng những biến chứng của nhiễm H. pylori.

Đối tượng nghiên cứu: 83 bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày mạn H. pyloridương tính (+), khám  và  điều  trị  ở  Bệnh  viện  Đà  Nẵng  từ 4/2014 đến 6/2015.

Phương tiện nghiên cứu:Thiết bị nội soi:Máy nội soi hiệu Fujinon. Dây nội  soi  thực  quản  -  dạ  dày  video  EG-250WR5, nguồn sáng Fujinon system 2200. Kềm sinh thiết: sử  dụng  kềm  sinh  thiết  ống  mềm  có  trục  xoay đường kính 2 mm.

Tiến hành nội soi dạ dày -tá tràng:  Đá nhgiá tổ nthương dạ dà y qua nộ i soi: dựa trên tiêu chuẩn

chẩn đoán viêm dạ dày mạn qua hình ảnh nội soi theo phân loạ i củ a Sydney (1990):

- Tiến hành sinh thiết: Sinh thiết kẹp

- Chúng tôi sử dụng test Urease được cung cấp bởi Công  ty  Cổ  phần  thương  mại  dịch  vụ Nam Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã được chuẩn hóa.

Kết quả nghiên cứu sau 6 tháng điều trị tiệt trừ H. pyloricó sự cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm sàng như đau thượng vị giảm từ 85,5% xuống 7,2 %; đầy bụng khó tiêu từ 97,1 % giảm còn 4,3 %; sụt cân 17,4% giảm còn 1,4%; chán ăn 23,3% giảm còn 2,9 %; có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Tuy nhiên, chưa cải thiện đáng kể trên hình ảnh nội soi như viêm xung huyết 33,3% tăng 71%; viêm trợt lồi, viêm trợt phẳng từ 15,9% giảm còn 8,7%; viêm teo chưa thay đổi 7,2%; viêm xuất huyết 5,8% giảm hết 0%; viêm phì đại 7,2% giảm hết 0%; viêm trào ngược dịch mật 14,5% giảm còn 4,3%. Trên mô bệnh học có sự cải thiện đáng kể  trước và sau điều trị 6 tháng viêm hoạt động chiếm tỷ lệ cao 63,8% còn 27,5% ; viêm không hoạt động 36,2% tăng 72,5%; viêm teo 8,7% giảm còn 5,8%; loạn sản 26,1% giảm còn 1,4%; tuy nhiên dị sản ruột cải thiện không đáng kể 33,3%.

Có sự cải thiện triệu chứng lâm sàng và mô bệnh học với mức độ viêm hoạt động, loạn sản trước và sau tiệt trừ H. pylorisau 6 tháng, tuy nhiên chưa có sự thay đổi đáng kể trên nội soi cũng như tình trạng viêm teo và dị sản ruột.

Tạp chí y - dược học
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ