SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan do víu viêm gan B

[19/06/2023 22:28]

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị bằng tenofovir về phương diện lâm sàng, sinh hóa, virus, chỉ số Child Pugh sau 3, 6, 9 tháng, nghiên cứu về tác dụng của tenofovir và chưa có công bố nào về hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan.

Quan niệm xơ gan là không thể hồi phục hiện nay không còn chính xác. Một số nghiên cứu cho thấy điều trị bằng thuốc kháng virus viêm gan B (kháng HBV) ở bệnh nhân xơ gan không chỉ có cải thiện về mặt lâm sàng, sinh hóa và virus học mà còn cải thiện về mô bệnh học. Ở Việt Namcòn ít nghiên cứu về tác dụng của tenofovir và chưa có công bố nào về hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan.

Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân xơ gan  khám,  điều  trị  nội  trú  và  ngoại  trú  tại  bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế từ tháng 6/2013 đến 6/2015, đủ tiêu chuẩn:

- Tuổi >18

- Chẩn đoán xơ gan dựa vào hội chứng tăng áp cửa và suy tế bào gan trên lâm sàng và cận lâm sàng.

- HBsAg dương tính (xét nghiệm Elisa).

- HBV DNA≥104copies/mL.

- Chưa dùng thuốc kháng virus trước đó 6 tháng.

+ số bệnh nhân: 40 người

Phương pháp nghiên cứu:Nghiên  cứu  theo  phương  pháp  nghiên  cứu tiến cứu

Đánh giá dựa trên lâm sàng, sinh hóa, virus, chỉ số Child Pugh sau 3,6,9 tháng và một số tác dụng phụ của thuốc nếu có

Kết quả nghiên cứu các triệu chứng chán ăn, phù và báng cải thiện rõ. HBV DNA giảm dưới ngưỡng là 77,5%; 97,5% và 100% sau 3,6 và 9 tháng. Chỉ số Child Pugh giảm có ý nghĩa thống kê từ 7,47±0,28 xuống còn 5,94±0,22 sau 9 tháng. Tác dụng phụ ít, chủ yếu buồn nôn, nôn. Không có bệnh nhân nào tăng Creatinine máu.

 Sau 9 tháng điều trị bằng tenofovir ở 40 bệnh nhân xơ gan do HBV chúng tôi thu được một số sự cải thiện rõ rệt nhất là ở các triệu chứng: chán ăn còn 7,7%; phù (7,5%) và báng (15%). Sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

- HBV DNA giảm dưới ngưỡng sau 3 tháng là 77,5%; sau 6 tháng là 97,5%; sau 9 tháng điều trị tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện.

- ALT  giảm  khá  nhanh  sau  3  tháng  điều  trị, sau 9 tháng ALT còn 29,55±1,55 UI/L, ALT giảm nhanh và nhiều hơn trong nhóm HBV DNA >106copies/mL.

-  Chỉ  số  Child  Pugh  giảm  có  ý  nghĩa  thống kê, sau 3 tháng điều trị từ 7,47±0,28 xuống còn 6,52±0,17; sau 9 tháng tính theo chỉ số Child Pugh trung bình còn lại là 5,94±0,22. Chỉ số Child Pugh giảm  nhiều  hơn  ở  nhóm  HBV  DNA  từ  104-106copies/mL.

-  Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và nôn thoáng qua trong mấy tháng đầu chiếm 35,5%.

Tạp chí y - dược học
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ