SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu sự kết hợp sst2 và bnp huyét thanh trong tiên lượng suy tim và tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp st chênh lên

[20/06/2023 21:38]

Nghiên cứu nồng độ sST2 huyết thanh có liên quan đến suy tim không do bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng giá trị tiên lượng của ST2 trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên chưa được nghiên cứu.

Trong nền y học hiện đại, chẩn đoán suy tim là một phần quan trọng của dịch tễ học. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, khoảng 550.000 trường hợp suy tim mới mắc hàng năm và tần suất này dự đoán sẽ gia tăng hơn nữa. Một trong những nguyên nhân gây nên điều này là dân số đang già đi, tỉ lệ mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng, tỉ lệ sống còn sau nhồi máu cơ tim cải thiện và tỉ lệ chết trẻ do các nguyên nhân khác giảm đi. Ở bệnh nhân suy tim cấp, tăng áp lực đổ đầy tâm thất và rối loạn chức năng tâm thất góp phần làm gia tăng sức căng thành tim và phóng thích peptide lợi niệu (BNP và NT-proBNP). Ảnh hưởng bởi quá tải áp lực và thể tích, BNP và NT-proBNP có liên quan đến bất thường về cấu trúc và chức năng tim khi chức năng tâm thu và tâm trương tâm thất xấu đi, buồng tim giãn, bệnh van tim và tăng áp động mạch phổi. Thậm chí khi thêm vào dữ liệu siêu âm tim, peptide lợi niệu vẫn còn giá trị trong tiên lượng tử vong dài hạn và tiên lượng tái nhập viện vì suy tim.

Đối tượng nghiên cứu:Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (theo định nghĩa lần thứ 3 của Hội tim mạch châu Âu (ESC) 2012 về nhồi máu cơ tim[5]) lần đầu tiên nằm điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 04/2015 đến tháng07/2015

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có theo dõi 30 ngày.

Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows phiên bản 16.0.Các  biến  số  định  lượng  có  phân  phối  bình thường  và  được  trình  bày  dưới  dạng  trung  bình ± độ lệch chuẩn. Các biến số định tính được trình bày  dưới  dạng  trung  vị,  giá  trị  tối  thiểu,  tối  đa. Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Các phép kiểm định thống kê chính được dùng là:

-So sánh sự khác biệt giữa các biến số định lượng:  Nếu  các  biến  số  có  phân  phối  chuẩn thì dùng  Phép kiểm t – test và có xét đến sự khác biệt về phương sai.

-Nếu các biến số có phân phối không chuẩn thì dùng phép kiểm Mann–Whitney hoặc chuyển về phân phối chuẩn và sử dụng phép kiểm t –test.

- So sánh sự khác biệt giữa các biến số định tính:  Phép  kiểm  Chi  bình  phương  (hiệu  chỉnh Fisher’s exact test nếu cần) để kiểm định sự khác biệt tỷ lệ giữa hai nhóm của biến số định tính.

-Đánh giá mối liên quan với kết cục lâm sàng bằng phép kiểm Wilcoxon.

- Với khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt được  xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.

Kết quả đo nồng độ sST2 huyết thanh lúc nhập viện ở nhóm đối tượng nêu trên. Nồng độ sST2 lúc nhập viện cao có liên quan đến tử suất (<35ng/ml so với >35 ng/ml, P= 0,01) và suy tim tiến triển (<35ng/ml so với >35 ng/ml, P= 0,002) trong vòng 30 ngày theo dõi. Hơn nữa, ở bệnh nhân có sST2 > 35ng/ml và BNP > 500 pg/ml thì càng có liên quan đến biến cố tim mạch nặng trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (P<0,0001).

ST2 và BNP có giá trị tiên lượng biến cố tim mạch như tử vong và suy tim tiến triển ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trong thời gian 30 ngày.

Tạp chí y - dược học
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ