SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh tại Cần thơ

[20/06/2023 21:59]

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Thành phố Cần Thơ.

Ung thư  cổ  tử  cung  là  nguyên  nhân  gây  tử vong ở phụ nữ đứng hàng thứ 3 trong các ung thư thường gặp ở nữ giới, nhưng đây là bệnh có diễn tiến lâu dài và điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Do đó, công tác tầm soát tổn thương CTC là vấn đề quan trọng và đã áp dụng trong nhiều năm nay và đạt hiệu quả nhất định. Năm 2011, Bộ Y tế ban hành  Tài  liệu  hướng  dẫn  sàng  lọc,  điều  trị  tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung với các các phương pháp sàng lọc được thực hiện là tế bào âm đạo- CTC (Pap’s), quan sát CTC bằng mắt thường sau bôi acide acetic (VIA), soi CTC, sinh thiết CTC ở  các trường hợp  nghi ngờ tổn thương[1]; ngoài ra, theo nghiên cứu về dịch  tễ  học  ghi  nhận  nguyên  nhân  gây  ung  thư.

CTC được biết đến là do Human papillomavirus (HPV)  nên  chẩn  đoán  HPV  dựa  vào  công  nghệ sinh  học  phân  tử.  Thông  qua  chương  trình  tầm soát phát hiện sớm, điều trị bệnh lý CTC đã làm giảm đáng kể tử suất ở phụ nữ có tổn thương CTC, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân có tổn thương CTC.

Hiện nay, các phương pháp điều trị tổn thương CTC  như theo  dõi, đặt thuốc, áp lạnh, đốt điện,

đốt laser, khoét chóp, cắt cụt CTC, bức quang xạ nhiệt hoặc cắt TC toàn phần, cắt TC toàn phần và 2  phần  phụ  hoặc  kèm  nạo  hạch…nhằm  điều  trị tổn thương lành tính hoặc tiền ung thư và ung thư CTC đã mang lại hiệu quả nhất định, trong đó, đối với  tổn  thương  CTC  đơn  giản,  áp  lạnh  được  sử dụng thường xuyên, đặt biệt là các nước đang phát triển, vì đây là phương pháp phá hủy lớp tế bào bề mặt CTC bằng cách tinh thể hóa các phần tử nước trong tế bào và từ đó gây biến đổi lý hóa tế bào.

Đối  tượng nghiên cứu  là  các  phụ  nữ  có  tổn  thương  tiền ung thư CTC được sàng lọc tầm soát ung thư CTC bằng  tế  bào  âm  đạo  CTC,  quan  sát  CTC  bằng mắt  thường  sau  bôi  acide  (VIA),  soi  CTC,  sinh thiết CTC, thực hiện realtime PCR DNA để phát hiện HPV. Chúng tôi chọn được 44 phụ nữ có bất thường CTC sau tầm soát ung thư CTC và được điều trị bằng áp lạnh CTC.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng và theo dõi dọc được thực hiện trên 44 phụ nữ có chồng từ 18- 69 tuổi có tổn thương cổ tử cung (CTC) tại Cần Thơ. Các đối tượng được ghi nhận đặc điểm về dân số xã hội học, tiền sử bệnh tật và sản khoa, tiền sử bệnh tật của chồng, khám phụ khoa, thực hiện quan sát CTC sau bôi acid acetic (VIA), tế bào âm đạo CTC (Pap’s), xét nghiệm HPV bằng kỹ thuật realtime PCR, sinh thiết CTC, điều trị các tổn thương bất thường cổ tử cung bằng áp lạnh theo quy trình và theo dõi sau điều trị về lâm sàng, Pap’s, sự tiết dịch, tác dụng phụ, tai biến và biến chứng. Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 10.0.

Kết quả nghiên cứu tuổi trung bình là 42,58± 10,24 tuổi, 34,26% ở độ tuổi 39- 50, 27,46% ở tuổi 30- 39, >50 tuổi là 26,98%. Nghề nghiệp: nội trợ (28,29%), buôn bán (22,12%), làm ruộng (16,71%). Có 91,61% trường hợp đang sống với chồng. Tuổi lập gia đình: Độ tuổi 20- 25 tuổi (46,91%), 23,56% ở tuổi 25-30; có 73,65% phụ  nữ có CTC bình thường. Điều trị tổn thương tiền ung thư CTC bằng phương pháp áp lạnh ghi nhận tỷ lệ điều trị khỏi tăng dần từ 43,18% ở 2 tuần sau điều trị đến 100% sau sáu tháng theo dõi. 54,55% có tác dụng phụ lúc điều trị và dấu hiệu đau. Có 2 trường hợp phải điều trị áp lạnh lần thứ 2, chiếm tỷ lệ là 4,55%. Không có trường hợp nào áp lạnh lần thứ 3. Tỷ lệ hài lòng tăng dần theo thời gian theo dõi, đạt từ 75% ở ngay sau điều trị đến 100% sau sáu tháng. Thời gian tiết dịch trung bình là 7,68 ngày, có 1 trường hợp tiết dịch 15 ngày; thấp nhất là 2 ngày, trong đó, có 50% phụ nữ có tiết dịch từ 8 đến 14 ngày, 47,73% tiết dịch dưới 7 ngày.

Tỷ  lệ  thành  công  sau  12  tháng  điều  trị  là 100%.  Tỷ  lệ  điều  trị  khỏi  tăng  dần  theo  thời gian, đạt khỏi từ 43,18% ở 2 tuần sau điều trị đến 100% sau sáu tháng theo dõi. Đến 12 tháng sau điều trị, chúng tôi đánh giá lại chưa ghi nhận các bất thường tổn thương CTC. Khi điều trị tổn thương CTC bằng áp lạnh có 54,55% có biến chứng lúc điều trị và dấu hiệu đau. Có 2 trường hợp phải điều trị áp lạnh lần thứ 2, chiếm tỷ lệ là 4,55%. Không có trường hợp nào áp lạnh lần thứ 3.Tỷ lệ hài lòng tăng dần theo thời gian theo dõi, tỷ lệ hài lòng đạt từ 75% ở ngay sau điều trị đến 100% sau sáu tháng theo dõi.Thời gian tiết dịch trung bình là 7,68 ngày, 1 trường hợp tiết dịch 15 ngày; thấp nhất là 2 ngày, trong đó, có 50% phụ nữ có tiết dịch từ 8 đến 14 ngày, 47,73% tiết dịch dưới 7 ngày.

Tạp chí y - dược học
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ