Loại gia vị giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen nên bổ sung thường xuyên
Theo các chuyên gia, củ tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Ngoài thúc đẩy sản xuất collagen, củ tỏi còn có vô số công dụng trong phòng chữa bệnh.
Collagen chiếm 25% tổng lượng protein trong cơ thể. Và 70% cấu trúc da. Nhiệm vụ chính của collagen đó là kết nối, kích thích tế bào trao đổi chất. Cũng như điều hòa hoạt động của các cơ quan. Khi thiếu hụt collagen làn da sẽ bị lão hóa. Và khuôn mặt là bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên. Không chỉ vết nhăn, chân chim xuất hiện. Mà sạm nám, tàn nhang cũng dần hình thành.
Sau độ tuổi 25, làn da bắt đầu suy giảm collagen nhanh hơn. Các chuyên gia da liễu ước tính, từ độ tuổi này trở đi, mỗi năm da mất đi 1% collagen. Không kịp thời chăm sóc, điều chỉnh cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn rất nhiều. Thực tế trong cuộc sống hàng ngày vẫn có những loại gia vị có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp trẻ lâu đó chính là tỏi.
Tỏi là gia vị có thể giúp thúc đẩy collagen cho cơ thể. Ảnh minh họa
Theo Healthline, không chỉ có vai trò tăng hương vị cho các món ăn, tỏi còn có công dụng không ai ngờ. Đó chính là khả năng thúc đẩy sản xuất collagen trong cơ thể chúng ta. Nguyên nhân bởi, tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao. Đây là một khoáng chất vi lượng giúp tổng hợp và ngăn ngừa sự phân hủy collagen.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên NCBI (NCBI là nơi lưu trữ nguồn tài nguyên liên quan tới công nghệ sinh học và y học, các cơ sở dữ liệu chính của NCBI bao gồm Genbank (thông tin về các trình tự ADN), ăn tỏi thường xuyên có thể giúp trẻ hóa làn da. Nghiên cứu phát hiện tỏi kéo dài tuổi thọ của nguyên bào sợi, tế bào đặc biệt sản xuất collagen, có khả năng giúp da săn chắc lâu hơn.
Dược sĩ Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội) cho biết thêm, lưu huỳnh rất quan trọng đối với quá trình sản xuất collagen tự nhiên trong cơ thể. Và tỏi là một trong những cách tốt nhất để bổ sung lưu huỳnh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tỏi cũng cung cấp taurine và axit lipoic, giúp sửa chữa các sợi collagen bị hư hỏng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tiêu thụ bao nhiêu mới có thể đạt được lợi ích này. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, nên dùng tỏi thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày vì những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại. Có thể ăn tỏi băm trong nước chấm, thêm vào salad, rau củ quả xào, nấu canh hoặc ăn tỏi ngâm mật ong, tỏi đen... tùy sở thích.
Bên cạnh thúc đẩy sản sinh collagen, củ tỏi còn có nhiều tác dụng đã được khoa học chứng minh. Theo các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Nam Carolina (Mỹ) đã báo cáo trên tạp chí Cancer, 3 hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tinh khiết từ tỏi – DAS, DADS và DATS – "đã chứng minh hiệu quả trong việc loại bỏ các tế bào ung thư não, DATS cho thấy hiệu quả rõ nhất.
Một nhóm nghiên cứu tại King's College London và Đại học East Anglia (Anh) báo cáo trên tạp chí Rối loạn cơ xương BMC, phụ nữ có chế độ ăn chứa nhiều allium có mức độ viêm xương khớp thấp hơn. Nghiên cứu dài hạn, với sự tham gia của hơn 1.000 cặp song sinh nữ khỏe mạnh, đã phát hiện ra rằng những người có thói quen ăn nhiều trái cây, rau quả, đặc biệt ăn nhiều hành tỏi ít bị viêm xương khớp sớm, nhất là vùng khớp hông.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Đại học Emory phát hiện, diallyl trisulfide, một thành phần của dầu tỏi, giúp bảo vệ tim trong quá trình phẫu thuật và sau cơn đau tim. Khí hydro sunfua được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim khỏi bị hư hại.