SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Độc cấp tính và ảnh hưởng của Cartap (PADAN 95SP) đến Enzym Cholinesterase và hô hấp của cá chép (Cyprinus carpio) cỡ giống

[14/07/2023 08:15]

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Phạm Quốc Nguyên, Trần Thị Minh Thư và Nguyễn Văn Công thuộc Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường, Trườg Đại học Đồng Tháp và Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trườg Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 59, Số Chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khi hậu (2023): 145-151.

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) (Hai, 2004). Ở Việt Nam theo ước tính từ năm 1976-1980 bình quân mỗi năm cả nước tiêu thụ 5.100 tấn thuốc BVTV; năm 1985 khoảng 22.000 tấn, năm 1998 trên 40.000 tấn (Hai, 2004). Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở đồng bằg sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả phỏng vấn nông dân trồng lúa cho thấy nhóm lân hữu cơ là Chlorpyrifos ethyl được sử dụng phổ biến trong canh tác lúa ở một số tỉnh ở ĐBSCL như Long An, Đồng Tháp (Toàn & Công, 2018).

Hình ảnh minh họa

Padan 95SP là hoạt chất Cartap hydrochloride thuộc nhóm Carbamate, có cơ chế gây độc cho sinh vật qua ức chế enzyme Cholinesterase (ChE). Khi enzyme bị ức chế sẽ gây tác động lên hô hấp, hoạt động bơi lội, bắt mồi và tập tính của động vật sống trong nước do mất phương hướng, co giật và thậm chí gây tử vong (Peakall, 1992). Trong năm 2020 có 25 tên thuốc thương phẩm chứa hoạt chất Cartap hydrochloride được phé sử dụng (BNNPTNT, 2020).

Cá Chép (Cyprinus carpio) là đối tượng nuôi ghé phổ biến nhất trong ruộng lúa ở ĐBSCL đặ biệt là Cần Thơ (Hảo & Vân, 2001 ) nên có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc Padan 95SP trong canh tác lúa. Tuy nhiên, độc tính cũng như ảnh hưởng của thuốc này lên cá Chép vẫn chưa được rõ. Thông tin về độc cấp tính và mức độ ức chế ChE gây ảnh hưởng bất thường đến cá Chép của Padan 95SP được cung cấp trong nghiên cứu này.

Qua quá trình nghiên cứu, kết quả thu được Cartap hydrochloride là loại độc trung bình đối
với cá Ché cỡ giống, giá trị LC50-96h của Cartap hydrochloride có trong thuốc trừ sâu Padan 95SP đối với cá Ché là 1,343 ppm.

Khi ChE bị ức chế khoảng 30% làm cá Ché bị co cơ và khi ChE bị ức chế khoảng 50% làm cá lật bụng. Cá chết ở nồng độ gây chết có ChE bị ức chế thấp và nguyên nhân chết của cá có thể do mang bị tổn thương nên không lấy đủ oxy cho nhu cầu cơ thể.

Thuốc có xu hướng làm tăng cường độ hô hấp của cá so với đối chứng.

Ngoài ra, nghiên cứu còn nhiều khía cạnh khác nên cần nghiên cứu sâu những ảnh hưởng của Cartap lên cấu trúc mang cá ché để có thể giải thích vì sao cá phơi nhiễm với thuốc ở nồng độ gây chết có ty lệ ức chế ChE thấp.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 59, Số Chuyên đề: Môi trườg và Biến đổi khi hậu (2023): 145-151.
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ