Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes) tại Đồng Tháp
Nghiên cứu: “Sinh sản nhân tạo cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus Valenciennes) tại Đồng Tháp” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Long Châu- Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp; Mai Đình Bảng- Trường Trung cấp nghề - giáo dục thường xuyên Hồng Ngự thực hiện.
Ảnh minh họa
Từ kết quả trên ta thấy, đối với thời gian hiệu ứng kích dục tố trong các nghiệm thức kích thích cá lăng vàng sinh sản cùng một loại kích dục tố thì không có sự khác biệt giữa các nồng độ tiêm khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên có sự khác biệt giữa 2 loại kích dục tố, các nghiệm thức sử dụng HCG có thời gian hiệu ứng ngắn hơn so với nghiệm thức sử dụng LRHa + DOM (p<0,05). Kết quả này có sự đối nghịch so với kết quả trong nghiên cứu của Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011), nhưng loại tương đồng với kết quả của Vũ Thị Hậu (2007). Có thể thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm cũng như liều lượng kích dục tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian hiệu ứng kích dục tố. Sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng trong thí nghiệm này dao động từ 25.442,33 – 36.125,67 trứng/kg, kết quả này cũng tương tự với kết quả được Bộ thủy sản (2005) công bố (sức sinh sản thực tế là 20.841 trứng/kg (cá cỡ 327 g) và 87.110 trứng/kg (cá nặng 1,589 kg). Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức sử dụng cùng loại hormone (p>0,05), nhưng lại có sự khác biệt khi sử dụng các loại hormone khác nhau, các nghiệm thức sử dụng LRHa +DOM để kích thích sinh sản cá lăng vàng cho kết quả sức sinh sản thực tế cao hơn (p<0,05), kết quả này cũng tương tự nhận định của Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011). Trong nghiên cứu của Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011), nhóm tác giả này cho rằng các nghiệm thức sử dụng HCG có sức sinh sản thực tế thấp (21.124,67 – 24.182,33 trứng /kg) điều này cũng được khẳng định lại trong nghiên cứu này, khi sức sinh sản thực tế cao nhất ở nghiệm thức sử dụng HCG đạt được là 25.818,33 trứng/kg với nồng độ kích dục tố là 5.000 UI/kg cá cái. Đối với nghiệm thức sử dụng LRHa +DOM, sức sinh sản thực tế dao động trong khoảng 35.933,67 trứng/kg đến 36.125,67 trứng/kg, kết quả này thấp hơn kết quả mà nhóm tác giả Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011) công bố khi cho cá lăng vàng đẻ chính vụ (46.189 – 47.325,67 trứng/kg) nhưng lại cao hơn so với kết quả của Vũ Thị Hậu (2007) (21.156 - 24.200 trứng/kg). Như vậy, có thể thấy rằng sức sinh sản thực tế của cá lăng ngoài việc khác nhau do loại và liều lượng kích dục tố còn phụ thuộc vào thời điểm cho sinh sản và nguồn gốc cá bố mẹ. Trong khi đó, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống cho đến khi cá hết noãn hoàng đều không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05). Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống cho đến khi cá hết noãn hoàng cao nhất lần lượt là 67,28%, 77,48% và 96,72%. Kết quả này cao hơn nhiều so với các kết quả mà nhóm tác giả Bùi Thanh Tuấn và Nguyễn Tường Anh (2011), Vũ Thị Hậu (2007) tìm ra. Sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh so với các nghiên cứu trước có thể do cá được tuyển chọn từ nguồn cá tự nhiên có trải qua quá trình nuôi thuần dưỡng trước khi cho đẻ hai tuần, trước khi tiến hành sinh sản được tuyển chọn rất kỹ càng, cá bố mẹ thành thục tốt, chất lượng buồng trứng và buồng sẹ cao do đó tỷ lệ thụ tinh được cải thiện đáng kể. Sự khác biệt về tỷ lệ nở có thể đến từ việc cải tiến quy trình kỹ thuật ấp trứng trong bình Weys có hệ thống gia nhiệt tự động, nhiệt độ trong bể ấp được duy trì ổn định và tối ưu cho sự phát triển của phôi. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009) thì nhiệt độ làm ảnh hưởng đến thời gian nở, tỷ lệ nở của trứng và tỉ lệ dị hình của cá bột. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển phôi của những loài cá có xuất xứ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 27 – 310 C (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Như vậy, khi ấp nở trứng cá lăng vàng trong hệ thống bình Weys có hệ thống gia nhiệt tự động giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột.
Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, số 9/2017