SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu tình hình điều trị và một số yếu tố liên quan đến diễn tiến nặng của bệnh sản phụ khoa nhiễm covid-19 nhập viện tại bệnh viện phụ sản TP. Cần Thơ năm 2021-2022

[14/07/2023 15:10]

Nghiên cứu nhằm Đánh giá kết quả điều trị bệnh sản phụ khoa điều trị Covid-19; Phân tích một số yếu tố liên quan đến diễn tiến nặng bệnh Covid-19 ở bệnh sản phụ khoa.

 Ảnh minh họa

Bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19), do coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 . So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tính đến thời điểm tháng 5/2022, Việt Nam đứng thứ nhất về số ca nhiễm tích lũy (10.704.524 trường hợp), chiếm 18,44%, tuy nhiên tỷ lệ tử vong của Việt Nam đứng thứ 3, sau Indonesia và Philippine. Như vậy, gánh nặng bệnh tật của COVID-19 là rất lớn và nghiêm trọng. Như vậy, dịch COVID-19 đã trở thành đại dịch trên toàn thế giới và có liên quan đến tình trạng nặng hơn ở một số nhóm đối tượng, bao gồm phụ nữ mang thai và mắc bệnh phụ khoa. Nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, dữ liệu hạn chế hiện có đã báo cáo về tình trạng xấu đi nhanh chóng ở những phụ nữ không có triệu chứng khi đến và sau đó được chẩn đoán là mắc COVID-19 nặng. Do đó, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến diễn tiến nặng của các sản phụ khoa cần được quan tâm đầy đủ, đúng mức. Chính vì các lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả điều trị của người nhiễm COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Phân tích một số yếu tố liên quan đến diễn tiến nặng trong quá trình điều trị người nhiễm COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021-2022.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượngnghiên cứu:

Phụ nữ mang thai và phụ nữ mắc bệnh phụ khoa nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.

- Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp, thăm khám lâm sàng,…

- Xử lý số liệu: Phân tích mô tả bằng tần số, tỷ lệ; phân tích mối liên quan khử các yếu tố nhiễu bằng hồi qui logistic đa biến, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 . Phần mềm thống kê SPSS 20.0.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ khỏi, xuất viện chiếm 81,7%; 13,2% đỡ giảm, xuất viện; 1,6% đỡ giảm và chuyển viện tầng dưới; 3,6% chuyển nặng chuyển viện điều trị tuyến trên. Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa diễn tiến nặng bệnh Covid-19 ở bệnh sản phụ khoa với một số yếu tố sau: Nhịp thở nhanh >20 lần/phút, SpO2 thấp từ dưới 95%, người bệnh có triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, lơ mơ khi nhập viện.

Tỷ lệ khỏi, xuất viện chiếm 81,7%; 13,2% đỡ giảm, xuất viện; 3,6% chuyển nặng chuyển viện điều trị tuyến trên; 1,6% đỡ giảm và chuyển viện tầng dưới. Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa diễn tiến nặng của bệnh COVID-19 ở bệnh sản phụ khoa cao hơn ở nhóm người bệnh có nhịp thở nhanh >20 lần/phút, SpO2 thấp từ dưới 95%, có triệu chứng lâm sàng mệt mỏi/lơ mơ khi nhập viện với p<0,05.

Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ