Khảo sát về tình hình sử dụng khánh sinh và sự đề kháng, kháng sinh tại khoa nội tổng hợp bệnh viện Trường đại học y dược Cần Thơ năm 2021 -2022
Nghiên cứu nhằm kháo sát tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Trước những cảnh báo về tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay, với mong muốn cung cấp những thông tin thiết yếu về tình hình sử dụng kháng sinh, tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện nhằm góp phần thực hiện tốt quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Chúng tôi xin tiến hành đề tài “Khảo sát về tình hình sử dụng kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ” với hai mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động. Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), ước tính hàng năm có khoảng 25.000 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn vi khuẩn đa kháng thuốc và gánh nặng kinh tế của đề kháng kháng sinh lên đến 1,5 tỷ Euro mỗi năm. Vì vậy, việc thường xuyên khảo sát tác nhân gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh sẽ giúp bác sĩ chỉ định kháng sinh phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chi phí cũng như sự thành công trong điều trị.
Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2021 đến 6/2022.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích tất cả bệnh nhân nội trú có điều trị kháng sinh tại khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích xử lí các số liệu bằng phần mềm thống kê R.4.2.3.
Kết quả nghiên cứu trong 463 bệnh nhân, chẩn đoán khi sử dụng kháng sinh có tỷ lệ cao nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp 35,9%, nhóm beta - lactam dược sử dụng nhiều nhất chiếm 65,8%. Đa số phác đồ kháng sinh điều trị là đơn trị liệu chiếm 67,6%. Chủng vi khuẩn phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus spp. 31,3%, Streptococcus pneumoniae 16,7%, Klebsiella spp 12,5%, Escherichia coli 10,4%.
Nhóm kháng sinh beta - lactam được sử dụng nhiều nhất chiếm 65,8%, kế đến là nhóm fluoroquinolon chiếm tỷ lệ 27,4%. Nhóm bệnh nhân sử dụng kháng sinh với chẩn đoán nhiềm trùng đường hô hấp có tỷ lệ cao nhất 35,6%. Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 8,62 ± 7,73 ngày. Đa số phác đồ kháng sinh điều trị là đơn trị liệu chiếm 67,6%. Chủng vi khuẩn phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus spp. (35,4%), kế đến là Streptococcus pneumoniae 16,7%, Klebsiella spp 12,5%, Escherichia coli 10,4%. Về đặc điểm đề kháng kháng sinh, các vi khuẩn đã đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh thường dùng (beta-lactam, fluoroquinolone, macrolide).
Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023