Xuất khẩu nông sản, năng lực logistics, và chất lượng thể chế: Nghiên cứu trường hợp của Việt Nam
Nghiên cứu do tác giả Lê Đức Nhã, Khoa Logistics – Thương Mại Quốc Tế, Trường Đại Học Hoa Sen, TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu nhằm mục tiêu khám phá tác động của năng lực logistics và chất lượng thể chế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các thị trường chủ lực trong giai đoạn 2007-2018.
Ảnh: Internet
Xuất khẩu nông sản đã đóng góp đáng kể vào thành tựu của nền kinh tế Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, tương tự với các lĩnh vực xuất khẩu khác, xuất khẩu nông sản có nguy cơ đối mặt với hai thách thức và cũng là điểm nghẽn về năng lực logistics và chất lượng thể chế. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chất lượng thể chế và năng lực logistics đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nghiên cứu giải đáp câu hỏi liệu rằng tác động của chất lượng thể chế và năng lực logistics đối với xuất khẩu nông sản là tích cực hay tiêu cực, và hai yếu tố đó của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu sẽ tác động nhiều hơn đến xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn hướng đến mục tiêukhám phá tác động của khoảng cách chất lượng thể chế và khoảng cách năng lực logistics đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu nông sản chịu tác động tích cực bởi tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, sự tương đồng về quy mô nền kinh tế và chất lượng thể chế giữa các đối tác thương mại. Năng lực logistics có thể tác động làm giảm xuất khẩu nông sản trong ngắn hạn. Chất lượng thể chế cần được cải thiện với những nội dung thực chất, gắn cụ thể với ngành nông nghiệp và hạn chế tình trạng bất bình đẳng về thể chế giữa các địa phương và ngành trong nền kinh tế.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Số 5 (2022)