Nghiên cứu đánh giá thành phần Acid béo và sự biến đổi hàm lượng Protein và Acid Amine trong sữa ong chúa bảo quản trong tủ lạnh và điều kiện tự nhiên
Trong tổ ong, sữa ong chúa là thức ăn duy nhất của ong chúa và các ấu trùng ong thợ, được sản sinh từ tuyến hạch miệng của ong thợ. Ong chúa sử dụng thức ăn này cả đời, còn ấu trùng ong chỉ được ăn sữa ong chúa từ 3 đến 4 tháng đầu.
Sữa ong chúa có màu vàng nhạt, vị chua, trong đó 60-70% là nước, 12-15% protein, 10-16% đường, 3-6% chất béo, còn lại là các vitamin, muối, các acid amin từ do… Ngày nay, sữa ong chúa được bán khá nhiều trên thị trường, chất lượng của sữa ong chúa được kiểm soát bởi sự thay đổi của các thành phần trong quá trình bảo quản.
Ngoài 10-HAD, sữa ong chúa còn chứa các acid béo thiết yếu khác cần thiết cho cơ thể như acid eicosapentacnoic, acid linolenic, acid linoleic,…
Trong nghiên cứu này, cho thấy sự biến đổi protein, acid amin của sữa ong chúa ở các nhiệt độ bảo quản trong thời gian 3 tháng ở trong tủ lạnh và ngoài nhiệt độ phòng. Ngoài ra nghiên cứu còn xác định được các thành phần acid béo của sữa ong chúa hiện nay.
1. Nguyên liệu: Sữa ong chúa được lấy từ trại ong ở tỉnh Tiền Giang và được bảo quản ở các nhiệt độ 00, 50C, 300C, 400C.
2. Phương pháp
a. Hàm lượng protein: theo phương pháp Biuret
Cân 0,2g sữa ong chúa hòa tan trong 10ml nước cất. Hút 1 ml dịch mẫu cho vào ống nghiệm, sau đó them vào 4ml dung dịch Biuret. Tiến hành đo độ hấp thu quang ở bước song 540nm.
b. Hàm lượng acid amine: theo phương pháp Ninhydrin
Cân 0,005g sữa ong chúa hòa tan trong 100ml nước cất. Hút 1ml dịch mẫu cho vào ống, 1,5ml dung dịch đệm citrate 0,4M và 2ml dung dịch ninhydrin. Lắc đều và đặt vào nồi ủ đun sôi trong 15 phút. Sau đó để nguội và định mức lên 10ml bằng dung dịch ethanol 50%. Tiến hành đo độ hấp thu ở bước song 570nm.
c. Thành phần acid béo
Mẫu nghiên cứu sau khi xử lý được phân tích trên thiết bị GC-MS với các tính năng kỹ thuật và điều kiện phân tích như sau:
Hệ thống thiết bị GC-MS bao gồm một sắc ký khí 3400 và một hệ thống bắt ion (ITS 40) từ Finnigan. Cột mao quản silica đồng nhất (30m x 0,25mm id) được tráng với 5% phenyl-polysiloxane (bề dày lớp phim 0,25 µm).
Dòng khí mang (Helium) được bom với vận tốc 1,4mL/phút và tỷ lệ phân chia là 1:20. Nhiệt độ của vòi phun được cài đặt ở 2900C và nhiệt độ đường ống dẫn được làm nóng ở 3000C. Chương trình nhiệt cụ thể như sau: Nhiệt độ ban đầu (750C) được duy trì trong 2 phút và sau đó tăng lên đến 2500C ở vận tốc 50C/phút. Đầu dò khối lượng được sử dụng ở chế độ tác động điện từ (70 eV) và tốc độ quét là 1 lượt/giây. Dung môi đã sử dụng được giữ lại 180 giây trước khi thu hồi. Trước khi phân tích, mẫu sẽ đưuọc pha loãng với tỷ lệ 1:20 đối với cấu hình GC-FID.
3. Kết luận
Kết quả phân tích thành phần acid béo cho thấy rằng trong sữa ong chúa có chứa các loại acid béo thiết yếu, các omega-3, omega-6, omega-9. Sữa ong chúa với giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, giàu acid amin, giàu các thành phần acid béo… nên cần phải bảo quản sữa ong chúa trong điều kiện mát hoặc đông lạnh, tránh ở nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi các thành phần dinh dưỡng.
Tạp chí Khoa học & Kinh tế Phát triển ĐH Nam Cần Thơ