Kiến thức, thái độ về phòng ngừa biến chứng tang huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ đúng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan về phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, NC được thực hiện với mục tiêu khảo sát kiến thức, thái độ về phòng ngừa biến chứng THA và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở NB đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, nơi mà theo thống kê từ phòng khám nội bệnh viện trường, tần suất người bệnh THA chiếm gần 10%. Chúng tôi hi vọng các kết quả của NC là cơ sở gợi ý giúp các nhà chuyên môn xây dựng nội dung các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ phòng ngừa biến chứng THA cho NB tại các cơ sở y tế (CSYT) và trong cộng đồng. Các nghiên cứu (NC) của Trịnh Văn Khởi, Nguyễn Văn Tập đều cho thấy kiến thức của người bệnh (NB) trước can thiệp rất thấp . Tuân thủ điều trị tốt giúp NB duy trì được huyết áp (HA) mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy NB tuân thủ các chế độ điều trị bệnh có thể làm giảm 30-43% nguy cơ đột quỵ và gần 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [14]. Để đảm bảo tuân thủ điều trị, NB và người chăm sóc cần có những kiến thức đúng về phòng ngừa BC của bệnh, cần có thái độ tốt giúp vận dụng kiến thức, tuân thủ các nguyên tắc điều trị, duy trì lối sống tích cực, các chế độ ăn uống, vận động phù hợp.
Đối tượng nghiên cứu:
Người bệnh THA đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ trong thời gian từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. NB được chọn vào mẫu có khả năng nghe, hiểu và trả lời rõ ràng. NB không bị thiểu năng trí tuệ, không mắc bệnh tâm thần và đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích kỹ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
- Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân với bộ câu hỏi soạn sẵn
- Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Mô tả tần suất, tỷ lệ % đặc điểm của đối tượng, kiến thức và thái độ phòng ngừa BC THA của NB. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của người bệnh THA, dùng hồi qui logistic đơn biến, với các yếu tố có p<0,1, chúng tôi tiến hành phân tích hồi qui logistic đa biến và xử lý bằng phương pháp Wald Backward. Trong đó, thái độ NB được phân loại thành tốt (40-50 điểm) và chưa tốt (<40 điểm).
Kết quả nghiên cứu Tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ đạt về phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp lần lượt là 19,3% và 84,7%. Người bệnh có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 thì có kiến thức đúng về phòng ngừa biến chứng cao hơn so với người bệnh mù chữ với OR đều là 4,92; p5km) với OR=3,01; p<0,05.
Tỷ lệ NB có kiến thức đúng và thái độ tốt về phòng ngừa biến chứng THA là 19,3% và 84,7%. NC cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà NB đến CSYT với kiến thức, thái độ phòng ngừa biến chứng THA của họ. NB có kiến thức đúng có thái độ về phòng ngừa BC tốt hơn NB có kiến thức không đúng.
Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023