SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bỏng nhiệt tại viện Y học biển Việt Nam

[20/07/2023 12:08]

Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bỏng nhiệt.

Bỏng nhiệt là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh. Tai nạn gây bỏng thường gặp trong lao động, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, chiếm 5 – 10% chấn thương ngoại khoa, là nguyên nhân thứ 9 gây nên gánh nặng bệnh tật và chấn thương toàn cầu [1], [2]. Tại Việt Nam, qua các cuộc nghiên cứu, điều tra, số bệnh nhân bỏng lên đến khoảng 844.000 người mỗi năm, gần 1% dân số nước ta [3]. Tùy vào nguyên nhân gây bỏng, quá trình sơ cứu trước khi nhập viện và mức độ bỏng mà mỗi bệnh nhân sẽ biểu hiện các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác nhau, dựa vào đó sẽ có những hướng xử trí khác nhau. Mặt khác, các nghiên cứu về các đặc điểm này trên đối tượng bỏng nhiệt còn tương đối ít, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các phương pháp điều trị bỏng nhiệt. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bỏng nhiệt với mục tiêu mô tả và so sánh các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở đối tượng này.

Đối tượng nghiên cứu:

 Bệnh nhân bỏng nhiệt đến điều trị tại Viện Y học biển từ tháng 01/2018 đến tháng 10/2022.

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

 - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, thu thập thông tin từ 82 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào.

- Phương pháp thu thập số liệu: Bệnh án nghiên cứu, khám lâm sàng, thu thập các kết quả cận lâm sàng.

- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

Kết quả ở nghiên cứu ở tuổi trung bình các đối tượng là 48,4±19,5; 51,2% đến viện trong 6 giờ đầu; 58,5% sơ cứu trước viện chưa đúng cách; 74,4% bỏng do nước sôi; 64,6% bệnh nhân bỏng phần thân dưới; 80,5% có diện tích bỏng

Bỏng nhiệt xảy ra ở tất cả mọi đối tượng, nguyên nhân thường do nước sôi xảy ra trong tai nạn sinh hoạt hằng ngày, vị trí bỏng thường là phần thân dưới với mức độ trung bình, kèm theo thường là chỉ số đường huyết tăng cao, đa số bệnh nhân đau ở mức độ nặng. Khi so sánh, nhóm bỏng độ III có tỷ lệ bệnh nhân sơ cứu vết thương chưa tốt cao hơn, %TBSA lớn hơn và chỉ số đường huyết tăng cao hơn so với nhóm bỏng độ II.

Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ