Khảo sát ảnh hưởng của covid-19 đến sinh viên y khoa trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 năm 2021
Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của covid-19 đến sinh viên y khoa trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 năm 2021.
Đại dịch COVID-19 gây ra bởi coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây ra hội chứng hô hấp cấp, tính nghiêm trọng đã đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới với hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh và ngày càng gia tăng ở một số quốc gia. Tại Việt Nam, đại dịch COVID19 đã tạo ra 4 làn sóng lớn tấn công sâu rộng trên toàn quốc với gần 1,7 triệu người nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 31 nghìn người tử vong. Việt Nam, được đánh giá là một số ít quốc gia ứng phó tốt với đại dịch nhưng trải qua 4 lần bùng phát dịch đã ảnh hưởng không ít đến an ninh - trật tự, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để đánh giá về sự ảnh hưởng của bùng phát dịch lần thứ 4 năm 2021 đến sinh viên (SV) Y khoa, trường Đại học Y Dược Cần Thơ chúng tôi thực hiện nghiên cứu: "Khảo sát ảnh hưởng dịch Covid-19 đến sức khỏe, tinh thần và quá trình học tập của sinh viên Khoa Y trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong đợt bùng phát dịch năm 2021" với 2 mục tiêu sau: (1) Xác định tỷ lệ các ảnh hưởng của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong đợt bùng dịch COVID-19 năm 2021. (2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến ảnh hưởng của sinh viên trong dịch COVID-19 năm 2021.
Đối tượng nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Sinh viên ngành Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu: p hương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng cách gửi bảng câu hỏi về từng khoá từ Y1 - Y6 chính quy và Y1 - Y4 liên thông.
- Phương pháp thu thập số liệu: Bộ câu hỏi có sẵn gủi qua email.
- Phương pháp xử lí và phân tích số liệu: Phần mền SPSS 20.0 và Ecxel.
Kết quả nghiên cứu Về học tập: có 93,5% sinh viên bị ảnh hưởng bởi COVID19. Về giải trí, có trên 34,4% sinh viên lựa chọn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giải trí. Về sức khoẻ, đa số sinh viên cho rằng ít có ảnh hưởng chiếm tỉ lệ 46,6%. Về tinh thần, tỉ lệ sinh viên cảm thấy lo lắng là 94%. Yếu tố hệ sinh viên gồm sinh viên chính quy và sinh viên liên thông liên quan đến sự ảnh hưởng lên học tập (41,8% ở SV chính quy, 49,7% ở sinh viên liên thông) và tinh thần học tập (41,2% ở sinh viên chính quy, 53,9% ở sinh viên liên thông), tỉ lệ ảnh hưởng đến sinh viên liên thông cao hơn sinh viên chính quy.
Kết quả khảo sát giữa 2 nhóm SV chính quy và SV liên thông chính quy cho thấy trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần 4 không ảnh hưởng nhiều lên các lĩnh vực học tập, giải trí, đi lại, sức khỏe, tinh thần của SV. Sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 lần 4 trên các lĩnh vực lên các nhóm đối tượng là tương tự nhau không có sự khác biệt quá lớn. Riêng ở lĩnh vực đi lại có sự khác biệt rõ giữa 2 nhóm đối tượng SV, ở lĩnh vực này không ảnh hưởng nhiều đối với SV chính quy mà chủ yếu ảnh hưởng đối với nhóm SV liên thông chính quy.
Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 60/2023