Ủ phân hữu cơ phân bò phối trộn với phân xanh và đánh giá hiệu quả trên năng suất mầm rau muống (Ipomoea aquatica)
Trong những năm gần đây, tình trạng dịch bệnh thường xuyên xảy ra đối với loài heo nên nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển sang nuôi các loại gia súc khác trong đó bò là một lựa chọn nhiều tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng đàn bò ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức trung bình khá so với cả nước với mức tăng trung bình 11,27%. Cùng với đó thì lượng chất thải chăn nuôi cũng ngày càng tăng nhưng trong thời gian vừa qua, việc xử lý chất thải này vẫn chưa thực sự được quan tâm. Biện pháp xử lý chủ yếu của các hộ chăn nuôi là thu gom tận dụng để làm phân bón hoặc không xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường. Ủ phân hữu cơ từ phân bò phối trộn với phân xanh sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nguồn phân xanh gồm cỏ và lá cây được thu gom tại Trường Đại học Đồng Tháp. Phân bò được thu gom tại trang trại nuôi bò ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
- Hạt giống rau muống của Công ty Trang Nông.
- Chế phẩm sinh học nấm Trichoderma-sp Đại học Cần Thơ.
- Các dụng cụ hỗ trợ ủ phân hữu cơ và chậu trồng rau.
1. Thí nghiệm ủ phân hữu cơ
a. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ủ phân hữu cơ được thực hiện với tỉ lệ phối trộn giữa phân bò và phân xanh là 6 : 4 theo trọng lượng khô ở qui mô túi ủ 25 kg có bổ sung chế phẩm nấm Trichoderma sp-Đại học Cần Thơ với 3 lần lặp lại. Lượng chế phẩm nấm Trichoderma được chủng vào với lượng 100 g/m3 ủ khô và được chủng vào lúc bắt đầu thí nghiệm. Ẩm độ ban đầu đạt 65%, tỉ lệ C/N ban đầu 35. Phương pháp ủ là ủ phối trộn có xới đảo. Thời gian xới đảo là 1 lần/tuần và đến 30 ngày thì ngưng xới đảo nhằm duy trì nhiệt và ẩm độ đến cuối thời gian ủ.
b. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích
Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: nhiệt độ , ẩm độ , trọng lượng khối ủ được xác định mỗi tuần/ lần, pH, EC, tổ ng carbon, đạm, lân, kali tổng số được khảo sát ở thời điểm 45 ngày sau khi ủ. Nhiệt độ được đo mỗi ngày 1 lần tại tâm của túi ủ. Độ ẩ m tươi (%) được xác định mỗi 5 ngày 1 lần, mẫu thu được sấ y ở 1050C đế n khi khố i lượ ng không thay đổ i; pH H2O được trích với tỉ lệ 1 : 5 (5 g mẫu: 25 ml nước cất) và đo bằ ng pH kế ; EC (mS cm-1) được đo với máy đo EC với tỉ lệ trích là 1 : 5 (5 g mẫu : 25 ml nước cất).
Các chỉ tiêu dinh dưỡng (C, N, P, K tổng số) của phân hữu cơ sau 45 ngày ủ được phân tích theo các phương pháp sau: Hàm lượng carbon tổ ng trong phân được phân tích theo phương pháp nung ở 8300C; N tổng số xác định bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl sau khi vô cơ hóa mẫu bằng hỗn hợp sulfuric-salixylic và H2O2; lân tổng số vô cơ hoá mẫu bằng hỗn hợp sulfuricsalicylic và H2O2 và so màu trên máy quang phổ ở bước sóng 880 nm; kali tổng số được xác định bằng cá vô cơ hoá mẫu bằng hỗn hợp sulfuricsalixylic và H2O2, đo trên máy hấp thu nguyên tử.
2. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả phân hữu cơ trên năng suất cây rau muống
Thí nghiệm được bố trí trong chậu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) gồm: NT1: Đất là NT đối chứng (không bón phân hữu cơ); NT2: Đất có bón bổ sung 5 tấn phân hữu cơ sau ủ; NT3: Đất có bón bổ sung 15 tấn phân hữu cơ sau ủ. Lượng đất mỗi chậu là 7 kg/chậu. Chỉ tiêu và thời gian khảo sát: Tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây mầm, trọng lượng tươi, trọng lượng khô được xác định sau 15 ngày gieo.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, và sử dụng Duncan mức ý nghĩ 5% để đánh giá mức độ khác biệt ý nghĩa.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị pH của phân hữu cơ sau 45 ngày ủ đạt mức gần trung tính (6,84); giá trị độ dẫn điện EC thấp đạt 1,82 mS/cm. Hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đạt lần lượt theo thứ tự là 2,28% N, 5,06% P2O5, và 2,95% K2O. Hàm lượng chất hữu cơ và tỉ lệ C/N cũng ở mức phù hợp đạt lần lượt theo thứ tự 31,57% C và C/N = 13,81. Hiệu quả của bón phân hữu cơ từ phân bò phối trộn với phân xanh trên năng suất rau muống cho thấy lượng bón 5 tấn/ha là lượng bón được khuyến cáo trên cây rau muống. Với lượng bón này cho hiệu quả tối ưu nhất, rau muống nảy mầm tốt với tỉ lệ nảy mầm trên 90%. Chiều cao cây, trọng lượng tươi và khô của rau muống đạt lần lượt theo thứ tự là 15,2 cm, 9,24 g, và 0,64 g, cao khác biệt so với đối chứng đất với 14,23 cm, 5,73 g và 0,08 g, theo thứ tự. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm hiệu quả của phân hữu cơ từ phân bò và phân xanh trên sự sinh trưởng của các loại rau màu khác và nghiên cứu thêm đặc tính đất trồng sau khi bón bổ sung phân hữu cơ.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp