Nghiên cứu đánh giá tiên lượng của bệnh nhân đa chấn thương bằng thang điểm ISS
Nghiên cứu nhằm khảo sát mối liên quan giữa thang điểm ISS và các đặc điểm bệnh nhân đa chấn thương. Khảo sát mối liên quan giữa thang điểm ISS và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân đa chấn thương. Đối tượng: Gồm 78 bệnh nhân ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán đa chấn thương tiên lượng nặng tại khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 09 năm 2015.
Những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng các ngành kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tai nạn nhất là tai nạn giao thông,nên tỷ lệ đa chấn thương ngày càng tăng[3]. Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đa chấn thương nhập viện ngày càng tăng (2007: 106 trường hợp, 2008: 117 trường hợp, 2009: 149 trường hợp, năm 2010: 215 trường hợp)[4]. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Việc đánh giá đúng độ nặng của đa chấn thương và tiên lượng sớm theo các tiêu chuẩn quốc tế cho phép đưa ra các quyết định xử trí đúng đắn và kịp thời trong cấp cứu. Năm 1971, Hiệp hội An toàn giao thông của Mỹ công bố thang điểm chấn thương rút gọn (AIS). Thang điểm này sau này đã được Baker và cộng sự sửa đổi thành bảng điểm đánh giá độ nặng tổn thương (ISS) và đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng cho đến ngày nay. Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về các hệ thống điểm trong đánh giá và tiên lượng bệnh nhân chấn thương
Đối tượng: Gồm 78 bệnh nhân ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán đa chấn thương tiên lượng nặng tại khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 09 năm 2015.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả tỉ bệnh nhân đa chấn thương có điểm ISS > 40 là 38,4%. Tai nạn giao thông, bệnh nhân có điểm ISS > 40 là 36,2%, tai nạn lao động, số bệnh nhân có ISS > 40 là 54,5%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỉ lệ bệnh nhân có điểm ISS > 40 ở nhóm có choáng chấn thương là 48,2%, cao hơn nhóm không có choáng chấn thương. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bệnh nhân có rối loạn đông máu, tỉ lệ nhóm ISS>40 chiếm 50%, cao hơn nhóm không có rối loạn đông máu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bệnh nhân có điểm ISS > 40, tỉ lệ tử vong hoặc nặng về rất cao, chiếm 53,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Mối liên quan giữa thang điểm ISS và các đặc điểm bệnh nhân đa chấn thương: Không có mối tương quan giữa nhóm điểm ISS và nguyên nhân chấn thương. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm điểm ISS và tình trạng choáng chấn thương. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm điểm ISS và tình trạng rối loạn đông máu. Sự liên quan không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ISS và kết quả điều trị tại khoa Cấp cứu.
Tiên lượng bệnh nhân bằng thang điểm ISS bệnh nhân đa chấn thương: Với nhóm ISS>40 tỉ lệ tử vong hoặc nặng về cao hơn so với nhóm ISS< 40. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ISS và kết quả điều trị tại khoa lâm sàng.Với nhóm ISS>24 có thời gian điều trị lâu hơn so với nhóm ≤ 24. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ISS và thời gian điều trị tại khoa lâm sàng.