Ứng dụng kết quả chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính trong phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại bệnh viện Đa khoa hợp lực thanh hóa
Nghiên cứu nhằm đánh giá ứng dụng kết quả chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính trong phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa.
Máu tụ dưới màng cứng mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn xảy ra ở người cao tuổi, với những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật phẫu thuật thần kinh hiện nay, máu tụ dưới màng cứng mạn tính được coi là một tổn thương lành tính, mặc dù tỷ lệ tử vong và tàn tật khá trường hợp (khoảng 13%). Trong nhiều năm nay các nghiên cứu về phương pháp điều trị kỹ thuật phẫu thuật không có nhiều thay đổi. Nhưng với phương pháp khoan sọ - Bơm rửa - Dẫn lưu kinh điển đã cứu sống được nhiều bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Từ năm 2007 đến năm 2014 chúng tôi đã mổ 97 trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính và đạt được kết quả tốt.
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 97 bệnh nhân được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng mạn tính đã được điều trị bằng phẫu thuật tại khoa Bệnh viện đa khoa Hợp Lực từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng không đối chứng
Qua 97 trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính được mổ tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực chúng tôi nhận thấy: Máu tụ dưới màng cứng mạn tính gặp chủ yếu ở nhóm tuổi từ 51 đến 90 (chiếm 78,34%), nguyên nhân do chấn thương chiếm tỷ lệ lớn (81,44%). Thời gian từ lúc bị va chạm, chấn thương cho đến khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu đầu tiên phải vào viện thường từ 15 đến 40 ngày chiếm 79,38%. Lâm sàng máu tụ dưới màng cứng mạn tính thường nghèo nàn, nhức đầu 97,94%, bại yếu và liệt nhẹ nửa người 46,39%, 6% có rối loạn cơ vòng và 18,56% không thấy triệu chứng gì rõ rệt. Xác định chẩn đoán bằng CLVT và CHT 100% trường hợp chỉ định phẫu thuật dựa vào lâm sàng, kết quả chụp CLVT và CHT, độ dầy khối máu tụ, độ lệch đường giữa không có nhiều ý nghĩa trong những bệnh nhân này. Kết quả phẫu thuật rất tốt, không có tử vong sau mổ (GOS) độ I 93,81%, độ II 5,15%.
Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt, không đặc hiệu dễ bị bỏ qua. Khi khối máu tụ lớn sẽ gây chèn ép kéo dài dẫn đến những thương tổn không hối phục trong não. Hậu quả có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Với những tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật phẫu thuật thần kinh hiện nay, máu tụ dưới màng cứng mạn tính được coi là tổn thương lành tính. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì kết quả rất khả quan. Từ 2007 đến 2014 chúng tôi đã mổ 97 trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính và đạt được kết quả tốt.
Qua 97 trường hợp máu tụ dưới màng cứng mạn tính được mổ tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực chúng tôi nhận thấy: Máu tụ dưới màng cứng mạn tính gặp chủ yếu ở nhóm tuổi từ 51 đến 90 (chiếm 78,34%), nguyên nhân do chấn thương chiếm tỷ lệ lớn (81,44%). Thời gian từ lúc bị va chạm, chấn thương cho đến khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu đầu tiên phải vào viện thường từ 15 đến 40 ngày chiếm 79,38%. Lâm sàng máu tụ dưới màng cứng mạn tính thường nghèo nàn, nhức đầu 97,94%, bại yếu và liệt nhẹ nửa người 46,39%, 6% có rối loạn cơ vòng và 18,56% không thấy triệu chứng gì rõ rệt. Xác định chẩn đoán bằng CLVT và CHT 100% trường hợp chỉ định phẫu thuật dựa vào lâm sàng, kết quả chụp CLVT và CHT, độ dầy khối máu tụ, độ lệch đường giữa không có nhiều ý nghĩa trong những bệnh nhân này. Kết quả phẫu thuật rất tốt, không có tử vong sau mổ (GOS) độ I 93,81%, độ II 5,15%.