Khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải của bệnh nhân bằng phương pháp xét nghiệm nhanh ở các bệnh nhân nhập viện khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy
Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải từ đó tìm ra tỉ lệ các rối loạn nặng của bệnh nhân nặng tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nghiên cứu của Adekola và cộng sự thực hiện tại Nigeria năm 2012 [9] cho ta tỉ lệ rối loạn nghiêm trọng (có thể gây nguy hiểm) của khí máu động mạch trong nhóm bệnh nhân nặng tại khoa Cấp cứu là 13,33%. Từ đó, việc chẩn đoán nhanh, chính xác các rối loạn chuyển hóa nói chung, tình trạng rối loạn khí máu động mạch, điện giải nói riêng rất quan trọng đối với bệnh nhân nằm trong diện chăm sóc đặc biệt tại khoa Cấp cứu. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến thời gian trả kết quả, tại Pháp từ năm 1998-1999 bác sĩ Sediame và cộng sự đã sử dụng công cụ chẩn đoán tại chỗ [16] để phân tích khí máu động mạch cho kết quả nhanh và chứng minh được sai số cho phép đối với hệ thống máy chính tại trung tâm chẩn đoán tại bệnh viện. Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay, chúng tôi đang bắt đầu sử dụng xét nghiệm mẫu khí máu động mạch tại giường bệnh nhằm có được kết quả rối loạn toan kiềm, điện giải đồ với thời gian nhanh và kết quả chính xác giúp kịp thời ra quyết định điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân nặng được điều trị trong phòng hồi sức tích cực của khoa.
Đối tượng nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả, từ 6/2016 đến 08/2016 tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân được triage ưu tiên 1, được điều trị tại phòng hồi sức tích cực (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy), có chỉ định làm khí máu động mạch bằng POCT (iSTAT ® CG8) từ 01/6/2016 đến 31/8/2016 được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu có 203 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 50,2, nhóm tuổi 25-49 chiếm tỉ lệ 74,8%, tỉ lệ nam/nữ là 1,25. Tỉ lệ chấn thương/không chấn thương là 1,13 với tỉ lệ chấn thương sọ não và bệnh lý hô hấp có tỉ lệ cao. (Đa số bệnh nhân có tình trạng sốc. Đa số bệnh nhân chấn thương có khí máu động mạch bình thường trong khi không chấn thương có kết quả toan kiềm hỗn hợp. Tình trạng sốc gây toan chuyển hóa cao trong khi không sốc tỉ lệ khí máu động mạch bình thường là chủ yếu. Bệnh nhân chấn thương có trung bình đường huyết cao hơn, Kali thấp hơn trong khi tình trạng sốc có thể gây đường huyết cao hơn, Natri thấp hơn. Có 14,7% bệnh nhân có PaO2 45mmHg. Có 10,8% bệnh nhân có đường huyết 200mg/dl. Có 11,8% Natri máu 160mmol/l. Có 12,8% Kali máu 5,5mmol/l. Sử dụng POCT cho kết quả nhanh hơn: 2,67 phút với chi phí cao hơn không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy được các tần suất rối loạn khí máu động mạch, điện giải của các nhóm bệnh nặng thường vào Cấp cứu cũng như cho thấy các tỉ lệ rối loạn nặng có thể gây nguy hiểm. Từ đó, việc chẩn đoán nhanh, chính xác bằng POCT sẽ giúp có được chiến lược điều trị hiệu quả.