SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên bệnh nhân hồi sức tích cực và dự phòng

[28/07/2023 15:04]

Nghiên cứu nhằm Xác định tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) ở bệnh nhân hồi sức tích cực (HSTC). Bước đầu đánh giá hiệu quả dự phòng HKTMSCD bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân HSTC.

Bệnh nhân hồi sức tích cực (HSTC) có nhiều nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, ngoài các nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch chung còn có nguy cơ riêng trong hồi sức như: sốc, nhiễm trùng, đột quỵ, thở máy, an thần, cố định, catheter TM trung tâm, thuốc co mạch…Hiện nay trên bệnh nhân HSTC chưa có nhiều nghiên cứu về huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân hồi sức tích cực chưa đồng đều Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là hiện tượng huyết khối làm tắc nghẽn toàn bộ hay một phần tĩnh mạch sâu. HKTMS là bệnh lý nghiêm trọng do các biến chứng. Biến chứng cấp tính là tắc động mạch phổi (TĐMP), biến chứng mạn tính là hội chứng hậu huyết khối và loét tĩnh mạch mạn tính do đó HKTMS làm tăng gánh nặng về bệnh, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 120 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức tích cực (HSTC) từ 6/2015 đến 01/2016, nằm điều trị với tuổi > 18 tuổi, điểm APACHE II > 18 và nằm điều trị ≥ 6 ngày, định lượng D-Dimer và siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới có ép. Theo dõi và làm lại xét nghiệm, siêu âm Doppler mạch sau 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và kết thúc sau 1 tháng.

Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 46,7% bị HKTMSCD, trong đó chủ yếu bị phát hiện ở thời điểm lúc bệnh nhân vào viện 76,8%, có 23,2% bị HKTMSCD vào những ngày điều trị tiếp theo. (ii) Có 34 % bệnh nhân dùng dự phòng HKTMS với Heparin trọng lượng phân tử thấp, 66% bệnh nhân không dùng dự phòng. Tỉ lệ bị bệnh nhân bị HKTMSCD trong nhóm có dự phòng thấp hơn so với nhóm không dự phòng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Qua nghiên cứu 120 BN vào điều trị tại Khoa HSTC chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tỉ lệ HKTMSCD là 46,7%, được phát hiện chủ yếu vào thời điểm bệnh nhân vào khoa HSTC, chủ yếu là không có triệu chứng (85,7%), có 2 BN có TĐMP kèm HKTMSCD (1,7%)

- Dự phòng HKTMSCD bằng heparin TLPTT có hiệu quả với P < 0,001.

Tạp chí y dược học năm 2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ