Tìm hiểu thành phần hóa học của thân cây sơn cúc ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitch.), họ cúc (Asteraceae)
Cây Sơn cúc ba thùy, có tên khoa học là Wedelia trilobata (L.) Hitch. (tên khác là Sphagneticola trilobata (L.) Pruski), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây có nguồn gốc từ miền nhiệt đới Nam Mỹ. Loài thực vật này cũng đã được sử dụng để làm thuốc thảo dược truyền thống để chữa trị chứng đau lưng, chuột rút cơ, thấp khớp, các vết thương khó lành, lở loét, sưng tấy, viêm khớp, sốt, đặc biệt là khả năng kháng sốt rét tại Việt Nam. Cho đến bây giờ, các nghiên cứu về hóa thực vật đã chỉ ra thành phần hóa học trong cây có sự hiện diện của các nhóm hợp chất như terpenoid (sesqui-, diter- và triterpenoid), steroid, fl avonoid và phenolic, trong đó có một số hợp chất có hoạt tính sinh học đáng kể.
Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành cô lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập được từ thân cây Sơn cúc ba thùy, một bộ phận của cây chưa được nghiên cứu nhiều trên thế giới để góp phần làm rõ thêm sự phong phú đặc điểm hóa thực vật.
Thân cây Sơn cúc ba thùy được thu hái
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck). Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel cỡ hạt là 0,040 – 0,063 nm và pha đảo RP-18 (30- 50 μm). Phát hiện vết bằng đèn tử ngoại hai bước sóng 254 và 365 nm, hoặc phun dung dịch H2SO4 10% trong ethanol và hơ nóng trên bếp điện.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Phổ 1H– NMR (500 MHz), 13C–NMR (125 MHz) được ghi trên máy Bruker Avance 500 với tetramethylsilane (TMS) làm chất nội chuẩn.
Chiết xuất và cô lập
12,5 kg bột khô thân cây Sơn cúc ba thùy được trích nóng với methanol bằng phương pháp đun hoàn lưu trong 4 giờ. Cô quay thu hồi dung môi thu được 1,5 kg cao methanol thô. Hòa tan cao methanol thô vào nước rồi tiến hành chiết lỏng-lỏng với các đơn dung môi có độ phân cực tăng dần hexane, chloroform, ethyl acetate, rồi cô quay và thu hồi dung môi dưới áp suất thấp thu được các cao tương ứng.
Tiến hành sắc ký cột silica gel trên cao hexane (120 g) với hệ dung môi hexane:ethyl acetate (0-100% ethyl acetate) và ethyl acetate:methanol (10-100% methanol) thu được 14 phân đoạn (H1-H14). Phân đoạn H5 (24,2 g) được sắc ký cột silica gel, dung môi rửa giải hexane:ethyl acetate (5-100% ethyl acetate) và chloroform:methanol (0-100% methanol) thu được 12 phân đoạn (H5A-H5M). Sắc ký cột silica gel phân đoạn H5E (4,4 g), dung môi rửa giải hexane:ethyl acetate (0-100% ethyl acetate) và chloroform:methanol (0- 50% methanol) thu được 11 phân đoạn. Sắc ký cột silica gel phân đoạn H5E4 (1,1 g), dung môi rửa giải hexane:chloroform (0-100% chloroform) và chloroform:methanol (0-30% methanol) thu được 8 phân đoạn. Sắc ký lớp mỏng điều chế phân đoạn H5E44 với hệ dung môi chloroform:acetone (9:1) thu được hợp chất (6,6 mg).
Sắc ký cột silica gel trên cao chloroform (30 g) với hệ dung môi hexane:ethyl acetate (5-100% ethyl acetate) thu được 18 phân đoạn (C1-C18). Tại hệ dung môi hexane:ethyl acetate (1:1) tách được kết tủa có khối lượng lớn, kết tinh lại trong acetone thu được hợp chất (68,6 mg). Sắc ký cột silica gel phân đoạn C2 (1,5 g) với hệ dung môi chloroform:methanol (2- 98% methanol) thu được 7 phân đoạn (C2A-C2G). Sắc ký cột phân đoạn C2D (30 mg), dung môi rửa giải chloroform:methanol 95:5 thu được hợp chất (2) (8 mg). Phân đoạn C5 (500 mg) tách trên cột silica gel, dung môi rửa giải chloroform:methanol (0-40% methanol), thu được 6 phân đoạn (C5A-C5E). Sắc ký cột phân đoạn C5A (150 mg), dung môi rửa giải hexane:ethyl acetate (7: 3; 5:5) thu được 4 phân đoạn. Phân đoạn C5A1 tiếp tục sắc ký cột silica gel pha đảo RP-18 với hệ dung môi methanol:nước (1:1) thu được hợp chất (16 mg).
Kết luận
Từ cao chiết methanol của thân cây Sơn cúc ba thùy được thu hái, điều chế được 3 phân đoạn là petroleum ether, chloroform và ethyl acetate. Bằng các phương pháp sắc ký cột silica gel, sắc ký lớp mỏng và sắc ký lớp mỏng điều chế, một hợp chất đã được cô lập từ cao petroleum ether và ba hợp chất đã được cô lập từ cao chloroform của thân cây Sơn cúc ba thùy. Kết hợp phân tích dựa trên các dữ liệu phổ nghiệm 1D, 2D-NMR cùng với so sánh tài liệu tham khảo, chúng tôi đã xác định được cấu trúc hóa học của bốn hợp chất là 5-hydroxymethylfurfuran (1); acid 4-hydroxy-3-methoxybenzoic (2), acid ent-kaura- 9(11),16-dien-19-oic (3) và acid 3α-tigloyloxy- 9β-hydroxy-ent-kaur-16-en-19-oic (4). Trong đó, hai hợp chất (1) và (2) là các hợp chất lần đầu tiên được báo cáo có hiện diện trong cây Sơn cúc ba thùy. Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất cô lập được.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp