Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tổng máu giảm bằng thuốc sacubitril/valsartan
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tổng máu giảm bằng thuốc sacubitril/valsartan.
Hiện nay mặc dù điều trị tích cực với nhiều loại thuốc, nhưng suy tim vẫn là một trong những bệnh lý tim mạch có gánh nặng bệnh tật cao. Bệnh nhân (BN) thường xuyên phải nhập viện vì đợt cấp suy tim, tỷ lệ tái nhập viện khoảng 30-50% [12], BN không có khả năng làm việc trong giai đoạn mất bù, chi phí chăm sóc cao cho cả điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, và tỷ lệ tử vong cao 48-57%. Sacubitril/Valsartan là nhóm thuốc mới kết hợp chất ức chế neprilysin (Sacubitril) với ức chế thụ thể angiotensin (Valsartan), trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh về hiệu quả điều trị của thuốc ở BN STPSTMG trong việc giảm tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim và tử vong do tim mạch . Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, vẫn còn sự khác biệt ̣trong điều tri ̣BN STPSTMG theo khuyến cáo và thực tế, cũng như hiệu quả của thuốc Sacubitril /Valsartan trên đối tượng người Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân STPSTMG điều trị nội trú tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và khoa Tim mạch can thiệp – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện những BN thỏa tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ, thứ tự thu thập mẫu được ghi nhận vào danh sách thu thập số liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Các biến định tính được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ phần trăm, các biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn nếu biến số có phân phối chuẩn hoặc trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất nếu biến số có phân phối không chuẩn. Đánh giá sự khác biệt bằng kiểm định thống kê p hai phía với mức có ý nghĩa < 0,05, so sánh tỷ lệ dùng test Chi-square. Sử dụng phương pháp Kaplan- Meier để ước tính biến cố tích lũy tại các mốc thời gian khác nhau.
Kết quả nghiên cứu tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,0 ± 13,7, nam giới chiếm 63,3%. Khó thở là triệu chứng gặp thường gặp nhất (82,7%), các triệu chứng khác cũng thường gặp như tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, ran ở phổi. Phân suất tống máu trung bình 30,76 ± 7,03%. Trung vị của nồng độ NT-proBNP là 6745 pg/mL. Sau thời gian theo dõi 2 tháng, chưa ghi nhận sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim ở nhóm bệnh nhân có sử dụng và không sử dụng Sacubitril/Valsartan, tỷ lệ lần lượt là 9,1%, 25,9% (p=0,524).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình ở BN STPSTMG là 67,0 ± 13,7, nam giới chiếm 63,3%. Khó thở là triệu chứng gặp hầu hết các BN (82,7%), các triệu chứng thường gặp khác cũng thường gặp như tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, ran ở phổi. Phân suất tống máu trung bình 30,76 ± 7,03%. Nồng độ NT- proBNP trung vị là 6.745 pg/ml. Tỷ lệ tái nhập viện sau 2 tháng điều trị ở nhóm BN có sử dụng Sacubitril/Valsartan thấp hơn nhóm không sử dụng Sacubitril/Valsartan, tỷ lệ lần lượt là 9,1%, 25,9%, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.
Tạp chí y dược học Cần Thơ số 61/2023