Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng ngừa bênh covid-19 và các yếu tố liên quan tại xã Phước Long, huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu năm 2022 -2023
Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh COVID-19 và các yếu tố liên quan tại xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - 2023” với 2 mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ về tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân tại xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu năm 2022 – 2023. Xác định tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 và các yếu tố liên quan tại địa bàn nghiên cứu.
COVID-19 đã diễn biến rất phức tạp, gây ra gánh nặng bệnh tật và tổn thất lớn về kinh tế cho các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận 4 đợt dịch COVID-19. Đợt dịch thứ 4 đang tiếp diễn từ ngày 27/4/2021, làm lây nhiễm cộng đồng sau đó xuất hiện ở 63 tỉnh, thành phố. Theo WHO, việc người dân được tiếp cận rộng rãi và sử dụng vắc xin an toàn, hiệu quả chính là yếu tố quan trọng nhất để phòng đại dịch [1]. Nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, Việt Nam đã triển khai mua và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân [2], [3]. Tuy nhiên, kiến thức, thái độ về tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân còn nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ lên tỉ lệ tiêm vắc xin của cộng đồng. Hơn nữa, trong cộng đồng còn tồn tại những cá nhân chưa thực sự tin tưởng vào việc tiêm vắc xin có khả năng dự phòng được bệnh tật. Phức tạp hơn nữa, do sự đột biến của virus nên có tâm lý quan ngại về việc liệu vắc xin hiện tại có thực sự có khả năng dự phòng được hay không và chưa sẵn sàng tiêm vắc xin.
Đối tượng nghiên cứu: Người dân từ 18-65 tuổi tại xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.
- Tỷ lệ tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế được xác định là nhận liều vắc xin phòng COVID-19 liều thứ tư sau khi hoàn thành loạt 3 liều vắc xin mRNA COVID-19 cho người lớn. Đối với những người trả lời có vắc xin ban đầu là vắc xin Vero cell được xác định là nhận liều vắc xin thứ năm sau khi hoàn thành hai liều căn bản và hai liều nhắc lại.
- Xử lý thống kê số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để phân tích số liệu.
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ kiến thức tốt chiếm 47%, thái độ tích cực là 61,8%, tỷ lệ tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 là 56%.
Nghiên cứu có tỷ lệ kiến thức, thái độ về tiêm vắc xin phòng COVID-19 là 47%, 61,8%. Và tỷ lệ tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 là 56%. Có mối liên giữa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 phản ứng sau tiêm vắc xin, thời gian kéo dài của các phản ứng sau tiêm, cách ly y tế trong đợt dịch trước đây với p<0,05.
Tạp chí y dược học Cần Thơ số 61/2023