Hình tác nhân gây bỏng
Nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh có độc tính thận củaColistin, Amikacin, Tobramycin, Vancomycin trên bệnh nhân bỏng tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Nhiễm khuẩn trong bỏng đang là vấn đề lớn, xu hướng gia tăng các vi khuẩn gram âm đa kháng kháng sinh như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii và Klebsiella pneumoniae.
Trước nguy cơ đề kháng kháng sinh, các bác sĩ lâm sàng phải cân nhắc việc áp dụng chế độ liều để vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị, ngăn ngừa phát sinh đề kháng và độc tính của thuốc.
Hàng năm, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác điều trị nhiều bệnh nhân bỏng nặng, phải chỉ định phối hợp nhiều loại kháng sinh, trong đó nhiều kháng sinh có độc tính trên thận như colistin, aminoglycosid, vancomycin. Trong đó, colistin được sử dụng như là liệu pháp cứu cánh cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng tại khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện. Thực hiện Hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015 về quản lý sử dụng kháng sinh và quyết định số 5631/QĐ-BYT năm 2020 các bệnh viện cần tham gia xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh dựa trên mô hình bệnh tật các nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã ban hành hướng dẫn sử kháng sinh có độc tính thận và chế độ liều trên bệnh nhân bỏng điều trị tại khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. dụng kháng sinh.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kháng sinh độc tính thận trên bệnh nhân bỏng được thực hiện. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát đặc điểm sử dụng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu bệnh án của 84 bệnh nhân người lớn (từ 18 đến 60 tuổi) bị bỏng có sử dụng kháng sinh độc tính thận được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân dùng một loại kháng sinh độc tính thận gồm: Colistin có 13 bệnh nhân (15,48%); Amikacin có 2 bệnh nhân (2,38%); Tobramycin có 61 bệnh nhân (72,62%); Vancomycin có 1 BN (1,19%). Số bệnh nhân dùng 2 loại kháng sinh độc tính thận có 7 trường hợp chiếm 8,33% (Colistin với Amikacin có 3 trường hợp, với Tobramycin có 3 trường hợp, với Vancomycin có 1 trường hợp). Chế độ liều dùng: Colistin với liều nạp trung bình 8,75 ± 1,21 MUI và liều duy trì 8,55 ± 1,36 MUI/ngày (4,18 mg/kg/24h); Tobramycin 232,62 ± 39,30 mg/ngày; Amikacin 1000 mg/ngày và Vancomycin 2,5 ± 0,71 gam/ngày. Số ngày điều trị kháng sinh có độc tính thận trung bình là 8,88 ± 4,94 ngày (3 - 28 ngày).
Các bệnh nhân được chỉ định dùng colistin là những bệnh nhân bỏng nặng đã sử dụng các nhóm kháng sinh khác trên 5 ngày không hiệu quả, hoặc đã có kết quả cấy khuẩn dương tính với vi khuẩn Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa,..Trong khi đó, kháng sinh Amikacin, Tobramycin, Vancomycin phần lớn được chỉ định theo kinh nghiệm. Phác đồ phối hợp chủ yếu là 2 thuốc chiếm 87,91%, đạt hiệu quả 60%. Trong đó, cặp kháng sinh phối hợp nhiều nhất là Tobramycin với Piperacillin/ Tazobactam chiếm 26,25% tỷ lệ thành công trong điều trị là 33,33%; Cặp phối hợp có. Đã khảo sát được tình hình sử dụng kháng sinh có độc tính thận (Colistin, Amikacin, Tobramycin, Vancomycin) trên bệnh nhân bỏng tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.