Kết quả cấy khuẩn và sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ trong nhiễm khuẩn khoang vùng hàm mặt tại bệnh viện Răng hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Nghiên cứu do các tác giả Phạm Quang Dương, Hoàng Thị Hương, Lê Ngọc Tuyến thực hiện.
Ảnh minh họa
Mục đích: Mô tả kết quả cấy khuẩn và sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ của nhiễm khuẩn khoang vùng hàm mặt.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có đối chứng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiễm khuẩn khoang vùng hàm mặt nguyên nhân chủ yếu do răng, 78,4 % trường hợp cấy khuẩn định danh được 1 vi khuẩn, 21,6% trường hợp định danh được nhiều hơn một vi khuẩn. Có 13 loại vi khuẩn được định danh, hay gặp nhất là Streptococcus spp. Có 24,3% trường hợp phải thay đổi kháng sinh, với kháng sinh thay thế chủ yếu là Ciprofloxacin hoặc Imipenem. Việc cấy khuẩn và làm kháng sinh đồcó ý nghĩa trong các trường hợp suy giảm miễn dịch, có điểm độ nặng cao, thất bại khi sử dụng kháng sinh phổ rộng cần lấy mẫu bệnh phẩm sớm cũng như sử dụng các phương pháp định danh vi khuẩn tiết kiệm thời gian hơn, từđó giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân, từđó hạn chếchi phí nằm viện điều trị cũng như giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện. Với tình trạng vi khuẩn kháng đa kháng sinh hiện nay, các nghiên cứu tương tựcần được tiến hành định kỳgiúp đánh giá tình trạng kháng thuốc và hướng dẫn sử dụng kháng sinh đầu tay chính xác và hiệu quả. Gần đây phương pháp phân tửđã trởnên phổbiến và đang dần dần giúp các bác sĩ có thểhình dung được hệvi khuẩn chính xác trong ốnhiễm khuẩn mà không cần phải nuôi cấy. Phương pháp phân tử không những tái xác nhận các loại vi khuẩn có thể nuôi cấy được theo phương pháp truyền thống mà còn phát hiện ra thêm nhiều loài mới không thểnuôi cấy hoặc thậm chí các loài chưa thể nuôi ấy được mà trước đó chưa bao giờphát hiện được bằng phương pháp truyền thống.
Tạp chí y học, Tập. 528 Số. 2(2023)