Ảnh minh họa
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị sớm khối u buồng trứng xoắn (UBTX).
Đối tượng và phương pháp: 36 bệnh nhân (BN) chẩn đoán xác định khối u buồng trứng xoắn Bệnh viện Quân y 103 từ 1/2019 đến 12/2022.
Xoắn khối u buồng trứng là một biến chứng cơ học của khối u buồng trứng khi cuống u bị xoắn một hoặc nhiều vòng quanh trục của nó, điều này gây tắc hệ mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến tổn thương thiếu máu ứ trệ tuần hoàn vào buồng trứng. Đây là một cấp cứu cấp cứu phụ khoa phổ biến thứ năm, chiếm 2,7% các cấp cứu phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [1]. Nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ u, chảy máu, nhiễn khuẩn, viêm phúc mạc.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về khối UBTX ngày càng nhiều trong y văn thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về khối UBTX chưa nhiều.
Bệnh lý khối u buồng trứng xoắn cũng là bệnh lý cấp cứu thường gặp tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tổng kết lại kết quả điều trị sớm khối u buồng trứng xoắn. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sớm khối u buồng trứng xoắn.
Nhiễm trùng khớp có thể dẫn đến giảm chức năng khớp, nặng có thể dẫn đến tàn phế. Việc phân biệt viêm khớp do lao và viêm khớp sinh mủ là đặc biêt quan trọng vì điều trị đúng nguyên nhân là cần thiết để bảo tồn chức năng khớp. Viêm khớp do lao thường khởi phát từ từ và diễn biến âm ỉ [1], trong khi viêm khớp sinh mủ thường có khởi phát nhanh và diễn biến nặng hơn [2]. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lao khớp cũng có thể gây phá hủy khớp nhanh chóng. Chẩn đoán cuối cùng được thực hiện bằng cách phân lập vi khuẩn gây bệnh từ dịch khớp hoặc bằng sinh thiết màng hoạt dịch [3].
Có nhiều nghiên cứu cho thấy chụp cộng hưởng từ (MR) là một phương tiện hình ảnh hữu ích trong việc đánh giá nhiễm trùng khớp [4, 5]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có ít nghiên cứu về CHT nhằm chẩn đoán phân biệt giữa viêm khớp do lao và viêm khớp sinh mủ bằng cộng hưởng từ. Do lao tạo thành áp xe lạnh, một loại áp xe không kèm theo viêm nhiễm nổi bật [6] và hoại tử bã đậu của lao thường có cường độ tín hiệu trung bình trên T2W nên chúng tôi giả thuyết rằng các đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ có thể phân biệt được viêm khớp lao và viêm khớp sinh mủ.
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá các dấu hiệu cộng hưởng từ của bệnh nhân nhiễm khuẩn khớp nhằm phân biệt viêm khớp sinh mủ và viêm khớp do lao, có đối chứng với kết quả sinh thiết màng hoạt dịch là tiêu chuẩn vàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật nội soi. Tỷ lệ bệnh nhân bảo tồn buồng trứng là 38,89%. Khối u buồng trứng xoắn có kích thước 5-10cm chiếm tỷ lệ cao nhất (75%). Có 27,78% bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng. Đa số bệnh nhân không có biểu hiện sốt sau phẫu thuật (91,67%). Tỷ lệ bệnh nhân ngồi dậy sau phẫu thuật ngày thứ nhất là 77,78%. 77,78% trường hợp đã đi lại được vào ngày thứ 2. Đến ngày thứ 3, tỷ lệ bệnh nhân đi lại được là 100%. Có 19,44% bệnh nhân trong nghiên cứu không phải dùng giảm đau sau phẫu thuật. Tỷ lệ các trường hợp sử dụng giảm đau 1 ngày sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 66,67%. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu nằm viện 5 - 7 ngày sau phẫu thuật (63,89%). Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật là 5,03 ± 1,18 ngày. Nang bì (47,22%) và nang nước (41,67%) thường gây xoắn hơn. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều không có tai biến, biến chứng nào trong và sau phẫu thuật. Có mối liên quan giữa phương pháp xử trí với thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện, tình trạng tưới máu khối u và độ tuổi (p<0,05). Nghiên cứu này cho thấy phẫu thuật nội soi an toàn cho tất cả các bệnh nhân khối u buồng trứng xoắn. Khối u buồng trứng xoắn thường có kích thước trung bình (5-10cm) và thường là nang bì hoặc nang nước. Giảm thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian sử dụng giảm đau sau mổ. Bệnh nhân có thể vận động và phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật.